Chọn chuối và ngâm rượu
chuối hột luôn là đề tài mà nhiều người quan tâm. Chuối như thế nào là chất lượng, cách ngâm rượu
chuối hột ra sao thì hiệu quả.
Chúng ta biết được rằng
chuối hột rừng có những dược tính của nó, dược tính ở đâu? Nó nằm ở những hạt chuối, quả chuối càng nặng hạt thì càng chất lượng.
Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa brachycarpa Back, quả chuối nhỏ thân ngắn và mọc ở rừng phù hợp với thổ nhưỡng mới cho ra những quả chuối có tính dược tính cao.
Chuối rừng không ngọt bằng chuối nhà, vì hột nhiều nhưng nó mang tính dược lý cao.
Tỷ lệ rượu và dược liệu
Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.Chuối thuộc dạng hút nước nên các bạn canh xem sao cho hợp lý.
Cách chế
- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 30 đến 60 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.
- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 30 ngày như ngâm lạnh.
Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu có dược liệu
Nếu bạn muốn ngâm rượu hạ thổ chọn chum sành loại vừa vừa khoảng 15-20 lít, loại không tráng men, đậy kín bằng nắp sành của chum, nấu xi hàn kín lại rồi hạ thổ, nếu có điều kiện thì đào rộng rộng tí trộn đất khô với than bùn để ủ tối thiểu 2 tháng là có thể dùng
Rượu chuối hột là rượu bồi bổ vì vậy dung để bồi bổ cơ thể chứ không dung để nhậu xỉn