Do chụp CT não thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng một phút tính từ lúc phát tia chụp và không sử dụng thuốc cản quang nên CT não thường được sử dụng trong các trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh lý nghi có xuất huyết não. Ngược lại các tổn thương do rối loạn chuyển hóa , do bệnh lý tự thân cơ thể như nhũn não, u não, các thể hiện không sắc nét, rõ ràng hoặc không thể hiện trên CT ngay lúc khởi phát.
Khác với CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) dựa vào đặc điểm các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể khi bị tắc động bởi một từ trường bên ngoài sẽ biến đổi và phát ra các tín hiệu; các tín hiệu này được thu lại, xử lý để cho ra ảnh tương tự như cách xử lý trong CT. Máy cộng hưởng từ dùng nhiều chuỗi xung để thu được nhiều hình ảnh khác nhau thể hiện các tổn thương của mô não. Do có nhiều chuỗi xung để khảo sát các cấu trúc khác nhau của mô não nên người ta thường dùng MRI để khảo sát các mô não và các tổn thương não, bước đầu khảo sát các dị dạng mạch máu não trước khi dùng đến các phương pháp có xâm lấn.
Đặc biệt trong MRI có chuỗi xung khảo sát sự khuếch tán (diffusion sequence) giúp phát hiện sớm các nhũn não mà CT không làm được do đặc tính hạn chế của tia X. Hình MRI não có độ phân giải cao hơn nhiều nên sắc nét hơn hình mô não trên CT.
Điểm yếu của MRI là thời gian chụp dài (khoảng 15-25 phút chưa tính nếu có tiêm thuốc) tùy thuộc số chuỗi xung cần khảo sát và máy thường phát tiếng hơi ồn. Những bệnh nhân có hội chứng sợ vắng vẻ, sợ một mình, bệnh trẻ em cần sự hổ trợ của gây mê.
BS Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM trả lời:
- Scanner là máy quét.
- CT là máy chụp dùng tia X.
- MRI là máy sử dụng từ trường và sóng radio.
Scanner là danh từ chung chỉ chiếc máy quét, giống như cái họ của một người, đi kèm phía sau sẽ là tên. Khi bác sĩ chỉ định scanner thường nói thêm phần phía sau, ví dụ như scanner CT hay cộng hưởng từ (MRI). Như vậy, hai kỹ thuật cần so sánh là MRI và CT.
MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não bộ, cột sống. Chụp MRI, bác sĩ biết được địa điểm thương tổn cũng như tình hình bệnh. Điều này giúp việc chẩn đoán và lên phương án mổ hiệu quả, giải quyết bệnh hiệu quả hơn vì đã biết trước “đường đi nước bước” của bệnh. Chụp MRI tốn nhiều thời gian và giá cao.
CT là máy chụp dùng tia X, giúp tầm soát và xác định bệnh nhanh, vì chỉ cần chụp là có kết quả. Trong điều trị bệnh, ví dụ như ung thư, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT trước và sau điều trị vì rẻ hơn, nhanh hơn MRI.
Với các bệnh liên quan đến xương, hình ảnh CT giúp chẩn đoán dễ hơn. Đối với các cơ mềm thì MRI tốt hơn, MRI phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm.
Mỗi loại máy đều có ưu khuyết điểm, MRI phát hiện bệnh chính xác hơn nhưng tốn nhiều thời gian, không phù hợp với các trường hợp cấp cứu, cần kết quả ngay.
Mỗi cách chụp có ưu nhược điểm khác nhau
Chụp cắt lớp vi tính CT (Computerized Tomography) là phương pháp chụp dùng tia X, còn chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp chụp sử dụng từ trường và sóng radio.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng tia X để mô phỏng hình ảnh bên trong cơ thể, CT cho hình ảnh chi tiết hơn nhiều so với chụp X quang thông thường. Các hình cắt ngang tạo ra trong quá trình chụp CT có thể tái tạo lại theo nhiều hướng và tạo ra hình ba chiều. Các máy nhiều lát cắt cho hình chi tiết hơn, thời gian nhanh hơn. Tốc độ chụp nhanh đặc biệt có ích cho trẻ em, người già, người bị bệnh nguy kịch, cấp cứu, bệnh nhân không thể nằm yên.
Chụp CT có ứng dụng rộng rãi để khảo sát những bất thường gần như của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chỉ định thông thường là các bệnh lý viêm, nhiễm, u, sỏi, chấn thương, phình mạch, tắc mạch, xuất huyết… Ngoài ra CT còn dùng để hướng dẫn sinh thiết, lập kế hoạch ghép tạng, theo dõi đáp ứng sau điều trị.
Chụp cộng hưởng từ (MRI), hay gọi đầy đủ là chụp cộng hưởng từ hạt nhân, là một phương pháp khảo sát không xâm lấn, thu hình ảnh gần như mọi cơ quan trong cơ thể, quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan. MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc cột sống. Kể từ khi MRI mang lại nhữnh hình ảnh 3 chiều, bác sỹ có thể nắm được thông tin về địa điểm thương tổn cũng như tình hình bệnh. Những thông tin này giúp việc chẩn đoán và lên phương án mổ hiệu quả, giải quyết bệnh triệt để hơn vì đã biết trước “đường đi nước bước” của bệnh. Tuy nhiên chụp MRI tốn nhiều thời gian để có kết quả và chi phí cao hơn chụp CT.
Với các bệnh liên quan đến phổi, xương, hình ảnh CT giúp chẩn đoán dễ hơn. MRI sẽ phát huy tốt hơn khi chụp hệ thần kinh, ổ bụng. Đối với gan và ngực có thể phối hợp cả hai phương pháp,…
Mỗi loại đều có ưu khuyết điểm riêng, MRI phát hiện bệnh chính xác hơn nhưng tốn nhiều thời gian, không phù hợp với các trường hợp cấp cứu, cần kết quả ngay. Về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của CT và MRI, các nhà khoa học khẳng định MRI hầu như vô hại. Với việc sử dụng tia X thì CT có thể gây ảnh hưởng nên phụ nữ có thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ) không nên chụp CT.
Đối với vấn đề có nên chụp CT hoặc MRI toàn thân khi có nghi vấn về sức khỏe, các bác sỹ thường không ủng hộ quan điểm này. Bởi vì mỗi cơ quan đều có phương án riêng tốt nhất để tầm soát bệnh. Ngoài ra nếu quét qua cơ thể một lượt mà không thấy có vấn đề gì thì bệnh nhân có thể sẽ chủ quan là mình đã tầm soát toàn bộ rồi. Do đó tốt nhất là người bệnh nên được các bác sỹ tư vấn trước khi quyết định nên tầm soát bộ phận nào và lựa chọn phương pháp chụp nào.