Theo dân gian thì đỉa sống rất dai mặc dù băm nhõ và đốt thành tro khi có môi trường thích hợp đỉa vẫn sống được và nhiều cá thể đỉa con. Thực hư ra sao thì vẫn chưa có kiểm chứng được điều này, chủ yếu nghe lời truyền miệng. Theo ThS-BS Ngọc Tuyền cho rằng đỉa khô cho vào nước không thể sống lại vì trước khi làm khô đã được ngâm vôi loãng, rượu đến chết. Sau khi chết, đỉa được mổ bụng lấy ruột. Sau đó rửa với nước muối, đun chín và thái khúc.
Còn theo lương y Đinh Công Bảy, trong Đông y, con đỉa hay còn gọi là thủy điệt có vị mặn, tính bình, có độc, tác dụng phá huyết, trục ứ, thông kinh, lợi tiểu. Thủy điệt thường được dùng để làm tiêu tích tụ, phá hòn cục, trị phụ nữ kinh bế, máu ứ, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt, phong lở, đau mắt đỏ, tiểu tiện khó… Đỉa khô có bán nhiều tại các cửa hàng Đông y tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai nói có thể làm đỉa đã chết sống lại bao giờ.
Theo nghiên cứu trong Thần Nông Bản Thảo Kinh thì có nhắc đến Đỉa. Chúng ta chỉ nên tham khảo vì để dùng đỉa thì phải có tuổi đời về kinh nghiệm trong Đông Y mới có thể sử dụng. Trong sách thì cho rằng Đỉa có vị mặn, tính bình có tác dụng hoạt huyết. Người xưa cho rằng vị mặn nó sẽ cho vào máu, còn đắng có thể thông máu. Và liều lượng để dùng đỉa là rất thấp.