Người xưa có thể nhìn thiên văn mà đoán biết được sự việc
Khổng Minh khi đang dự tiệc ở Kinh Châu Bỗng thấy một ngôi sao to như cái đầu xuất hiện ở phía tây, từ trên trời rơi xuống, ánh sáng tỏa ra bốn phía. Khổng Minh thất kinh, ném ly xuống đất, ôm mặt khóc rằng: “Bi ai thay! Đau xót thay!” Chúng quan hoảng hốt hỏi duyên cớ. Khổng Minh nói: “Trước đây ta đoán rằng năm nay sao Thiên Cương ở hướng tây sẽ bất lợi cho quân sư; Thiên Cẩu xâm phạm quân ta, sao Thái Bạch ở gần Lạc Thành, ta đã gửi thư cho chúa công dặn phải đề phòng cẩn thận. Ngờ đâu đêm nay sao rơi phía tây, mạng sống của Bàng Sĩ Nguyên ắt đã chấm hết rồi!”
Mấy ngày sau, quả nhiên có tin báo rằng quân sư Bàng Thống (tức Bàng Sĩ Nguyên) bị tên bắn chết trước gò Lạc Phượng.
Khi cơ thể mắc bệnh, vũ trụ cũng tổn thương
Cơ thể người chính là một vũ trụ, ấy chính là đạo lý “thiên nhân hợp nhất” của người xưa. Tuy vậy, đời người vốn ngắn ngủi, hôm nay chúng ta có thể rất khỏe mạnh nhưng không thể chắc chắn ngày mai sẽ không mắc bệnh. Vậy nguyên nhân là từ đâu?
Cơ thể khỏe mạnh những vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh. Ảnh minh họa: internet.
Một người đàn ông 62 tuổi, thân thể vốn khỏe mạnh, rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, sau khi người anh cả và bố ông lần lượt qua đời, ông hay bị khó thở và phải đưa đến bệnh viện cấp cứu, còn xuất hiện các triệu chứng như: tức ngực, tim đập nhanh, không ăn được, cảm thấy cơ hoành luôn có khí đang náo động, đêm không ngủ được, v.v….
Thế nhưng, mỗi lần kiểm tra thì kết quả lại là: Hết thảy đều bình thường. Chuyện này là thế nào đây? Rõ ràng, những biểu hiện sinh lý xác thực là có bệnh, nhưng rốt cuộc là “ai” bệnh?
Khoa học ngày nay phát triển với tộc độ đang kinh ngạc, y học cũng càng ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, có những bệnh dù làm rất nhiều kiểm nghiệm lâm sàng nhưng không thấy được nguyên nhân gây bệnh, hàng loạt chứng bệnh không rõ nguyên nhân (còn gọi là bệnh hiện đại).
Nhân loại phát triển đến hôm nay, chẳng những có hơn 8.000 bệnh tật không cách nào chữa trị, mà những căn bệnh mới cũng không ngừng xuất hiện. Khiến người ta không thể không rút ra bài học xương máu, kiểm tra và xem xét nhận thức của chúng ta về bệnh tật, về kết cấu thân thể người, phải chăng còn có con đường khác nữa?
Đạo gia nhìn nhận rằng thân thể người là một tiểu vũ trụ, lấy học thuyết Thiên Địa Nhân làm vũ trụ quan, con người phải chăng chính là thể cộng sinh hoặc tải thể (vật dẫn) của vũ trụ?
Trên theo đạo của trời (thiên đạo) ─ chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, các vì sao; dưới theo đạo của đất (địa đạo) ─ biến chuyển của đất, nước, lửa, gió; mà thân thể người, bộ phận nào tiếp nhận trục vận chuyển của thiên đạo và địa đạo đây?
Có phải là lục phủ ngũ tạng trong giải phẫu sinh lý không? Có phải là thần kinh huyết quản, xương cốt cơ bắp không? Y học hiện đại đã rơi vào trong cuộc tranh luận gay gắt, thậm chí là đi vào ngõ cụt.
Y học thế giới dần dần đã mở ra một lối suy nghĩ khác, dần dần tiếp nhận các loại liệu pháp khác trước đây họ từng xem thường, đó là một phương pháp độc đáo và rộng lớn, trị bệnh bằng khí công trong dân gian.
Trong “Hoàng đế nội kinh” viết: “Ngũ tàng giả, sở dĩ tàng tinh, thần, huyết, khí, hồn, phách dã” (Tạm dịch: Ngũ tạng cất giữ tinh, thần, huyết, khí, hồn, phách). Lại nói, “can tàng hồn, tâm tàng thần, tỳ tàng ý, phế tàng phách, thận tàng chí” (Gan cất giữ hồn, tim cất giữ thần, tỳ cất giữ ý, phổi cất giữ phách, thận cất giữ chí).
Còn nói: “Lưỡng tinh tương bác vị chi thần, tùy thần vãng lai giả vị chi hồn, tịnh tinh nhi xuất nhập giả vị chi phách, tâm hữu sở ý giả vị chi ý, ý chi sở tại giả vị chi chí”, nghĩa là: hai ‘tinh’ đánh nhau gọi là ‘thần’; tùy theo ‘thần’ vãng lai gọi là ‘hồn’; cùng với tinh khí ‘xuất nhập’ gọi là ‘phách’; đóng vai trò xử trí tròn vẹn với sự vật gọi là ‘tâm’; cái ‘tâm’ ‘chứa, nhớ’ gọi là ‘ý’; nơi ‘gìn giữ’ cái ‘ý’ gọi là ‘chí’.
Người xưa chỉ ra ngoài các cơ quan sinh lý về nhân thể thực chất, còn có bộ phận khác như một hệ thống (hồn, thần, ý, phách, chí), ở giữa thiên địa với tư cách là đầu mối then chốt của khởi, thừa, chuyển, hợp (thứ tự cách viết văn thời xưa: khởi là bắt đầu, thừa là tiếp đoạn trên, chuyển là chuyển tiếp, hợp là kết thúc).
Phương pháp lâm sàng thông qua hệ thống tạng tượng xuyên qua phủ tạng dựa trên nguyên lý tương sinh tương khắc của Ngũ hành, điều trị rất nhiều căn bệnh và các triệu chứng phức tạp mà Tây y không hiểu nguyên do.
Thường thì, bệnh đường ruột thì trị phổi, bị ho thì trị dạ dày, bị tim thì trị thận…, “hiệu như phù cổ”, nghĩa là hiệu quả điều trị như cầm dùi trống, gióng một hồi, tiếng vang xa, hiệu quả ngay lập tức. Đây vốn là điều mà y học hiện đại không cách nào giải thích được, đặc biệt là hiệu quả trị liệu của châm cứu được công nhận trên thế giới.
Trong “Nội kinh” viết: “Ngũ tạng chi đạo giai xuất kinh toại”, nói cách khác, hệ thống ngũ tạng thân thể người, thông qua kinh mạch mà trong liên kết phủ tạng, ngoài liên kết tứ chi, từ đó thông suốt toàn thân thể. Châm cứu là thông qua hệ thống tạng tượng sơ kinh thông lạc, liên kết với thiên khí (thời tiết), địa khí mà chữa trị bệnh tật.
Vũ trụ và cơ thể người có mối tương thông
Rốt cuộc là ai đang bệnh? Khi ngẩng đầu lên trời, ngắm nhìn những vì sao, Mặt trăng và Mặt trời, ngoài tình thơ ý họa (muốn làm thơ, vẽ tranh), đừng tưởng rằng chúng xa xôi đến vậy, kỳ thực mỗi người đều có một sợi dây kết nối với trời cao, vận hành theo nhịp đập của vũ trụ; 24 tiết khí, ngũ vận lục khí đều đang dẫn động mỗi người chúng ta.
Hồn bay phách lạc, ý chí sa sút, tâm thần phiêu đãng, ruột gan đứt đoạn, trong lòng run sợ, luống cuống tay chân, sởn cả da gà, huyết hải thâm cừu (cừu hận sâu nặng)… không chỉ là những trạng thái cảm xúc, mà còn là hệ thống tạng tượng vận hành trong thiên địa vũ trụ đoạn đường ngắn, nếu như mất trật tự lâu dài mà không được điều hòa cho chính lại, sẽ dễ dẫn đến chức năng sinh lý hỗn loạn, cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh tật xuất hiện.