Tuổi nào nên dùng sâm
Chúng ta thường nhắc tới Sâm hay Nhân Sâm là một vị thuốc quý, nhưng khi nhắc đến Sâm đều có một sự dè chừng khi nói về Sâm. Đó là tuổi nào thì nên dùng Sâm và trường hợp nào thì dùng Sâm? Những câu hỏi đó luôn khiến chúng ta thắc mắc và dè chừng nhất định khi tiếp cận Nhân Sâm.
Nhân Sâm là một tên gọi chung để chỉ loài thảo dược có tác dụng bổ dưỡng của người á đông mà có hình dạng như con người. Ở nhiều nước khác nhau, họ sẽ có những loại Sâm khác nhau.
Sâm giờ có rất nhiều loại trên thị trường, chúng ta hay thường nhắc tới Nhân Sâm, nhiều tiền thì nói tới Sâm Ngọc Linh hoặc sản phẩm bình dân là Sâm Dây Hồng Đẳng Sâm Nhật Trường Kon Tum đang cung cấp. Trong Dược tính chỉ nam thì danh y Hải Thượng Lãn Ông nhắc tới đó là cây Sâm bố chính của Việt Nam. Vì thời điểm đó cây Sâm Ngọc Linh vẫn là củ giấu của người Xê Đăng và Sâm Dây tại tỉnh Kon Tum trong những năm gần đây.
Trong Y Văn cổ, có nói nhiều các loại Sâm phổ biến khác nhau, các loại Sâm trên thế giới hấp thụ tinh khí từ những vùng đất khác nhau làm nên những loại Sâm đặc trưng mà không nơi đâu có được.
Có những loài sâm phát triển ở vùng cực nóng nhưng có loại thì sống buốt rét ở những nơi lạnh. Từ đó nó tạo ra tính Dương và Âm khác nhau.
Công dụng của Sâm:
Trong Đông Y không nói đến Saponin, Sâm này nhiều Saponin, Sâm kia ít Saponin. Mà chú trọng tới công dụng của nó, nên nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn, khi chọn lựa Sâm hay nói Saponin lên hàng đầu, nếu nói Saponin thì không riêng Sâm mà rất nhiều loại cây cỏ vẫn có saponin, như đơn cử giảo cổ lam có tới 80 loại saponin gấp 3-4 lần nhân sâm, nhưng công dụng và phân loại trong Đông Y hoàn toàn khác nhau.
Những cây thực vật, con người vẫn có giới hạn khi tìm hiểu về thành phần chất của nó, đơn cử như giải Nobel Y Học 2015, Bà Youyou Tu, sinh năm 1930, là chuyên gia tại Viện Y học cổ truyền Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu cây Thanh hao hoa vàng mãi từ năm 1970. Trước khi chạm tay vào giải Nobel Y học, Đồ Youyou Tu là nhà khoa học bị “người đời lãng quên”. Bà là giáo sư 3 không: không bằng cấp, không nghiên cứu ngoại quốc, không là thành viên của Hội đồng khoa học quốc gia (những tiêu chí bắt buộc của Trung Quốc). Nhưng nhờ có thanh hao hoa vàng, bà đã được vinh danh. Và trong mối tương quan tương hỗ, Youyou Tu đã nâng tầm thanh hao hoa vàng từ giá trị đất lên giá trị vàng. Bà đã cùng thanh hao hoa vàng trở thành hiện tượng y học và đem lại sự sống cho rất nhiều người như một cứu thế của nhân loại.
Quay lại về cây Sâm. Trong Dược tính chỉ nam có nói rằng, Sâm là một loại thuốc bổ, dành cho những người có thần kinh khủng hoảng, đại bổ nguyên khí cho người gầy còm ốm yếu, người muốn mau hồi sức. Đối với thảo dược dưỡng sinh thì nhân sâm luôn là đầu vị để sử dụng trong tứ đại danh dược.
Trong y học cổ truyền kế thừa từ văn minh Trung Hoa, thì chúng ta không thể bài trừ mà kế thừa và phát triển phù hợp với những cây thuốc Việt Nam. Bởi những cây thuốc được chia ra nhóm và thuộc tính từ đó mà cách dùng thế nào, phối thuốc ra sao rất hợp lý và khoa học. Thường hiện nay chúng ta thường tự mua về dùng độc vị, quảng cáo bổ thận, bổ gan, chứ nếu dùng thì phải phối nhiều vị với nhau để đưa công năng lên cao và đặc biệt chữa được bệnh. Nên mới có những bài thuốc cổ phương như Thập toàn đại bổ và Tứ quân tử thang mà vị Sâm là một vị chính. Đặc tính của y học cổ truyền nghiên cứu về bản chất của Âm và Dương (lạnh, mát, ấm và nóng) và vị của nó (ngọt, cay, mặn, chua, và đắng). Mỗi vị có thể được chia theo bản chất và đặc tính. Đồng thời Đông y cũng phối hợp các vị thuốc với nhau trong 1 thang thuốc theo nguyên tắc Quân -Thần- Tá- Sứ để hỗ trợ và khắc phục nhược điểm của nhau.
Trong đó Sâm được xếp vào nhóm bổ khí, nên thường những trường hợp bị ho lâu ngày, các chứng ho hoặc liên quan tới phế hay phổi thì các vị y gia sẽ cho them nhân sâm vào. Thời nhà tống trung quốc có một thử nghiệm như sau.
Cho 2 người cùng nhau như nhau, một người ngậm sâm còn một người không, thì người ngậm sâm thì hơi thở như thường, còn người kia thở hổn hển. Tức là công dụng của sâm rất rõ ràng. Nói chung về công dụng của Sâm thì nhiều không kể xiết.
Khi tôi làm công ty nhân sâm của chính phủ Hàn, đa số mặt hàng của Hàn Quốc về nhân sâm tôi đều đã thử qua, từ viên nén, cao hắc sâm, hồng sâm, con nhộng, sâm khô và cả sâm tươi. Nói chung dùng Sâm sẽ rất nóng, nếu người bị huyết áp không nên dùng.
Bên Hàn Quốc thì họ sẽ không phân theo tuổi dùng nhân sâm, đa dạng sản phẩm từ con nít tới người lớn đều có những sản phẩm khác nhau, còn gọi ginseng kid. Nhưng đối với trẻ em phải dùng đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng vì có thể làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Và đặc biệt là họ dùng sâm để chế biến những món ăn dùng trong gia đình rất đa dạng phổ biến, có thể nói sâm được phổ biến rộng rãi như ăn rau ngoài chợ.
Tác hại của Nhân Sâm
Công dụng của Nhân Sâm là thế vậy còn những trường hợp nào không thể dùng Sâm và thực sự gây hại nếu không biết dùng. Đây là những trường hợp tôi liệt kê những chứng không nên sử dụng Sâm, nhưng sẽ là không đầy đủ và ít sách liệt kê riêng hết, vì dùng Sâm phải đúng cách, đúng trường hợp khác nhau nên sẽ không có nhiều sách nói về trường hợp không được dùng Sâm.
Những chứng đau bệnh đã lâu, những bệnh mạn tính thì không nên dùng Sâm vội vàng.
Người béo trắng thì nên dùng nhiều, những người da xanh hoặc da vàng thì nên dùng ít thôi.
Bởi vì những người béo mập hay da trắng là những người khí hư, những người da xanh và đen phần nhiều là những người khí thật, nhưng cần khảo cứu để chính xác hơn, không áp dụng cho mọi trường hợp trích dược tính chỉ nam.
Trong sách cổ có nói đến nếu dùng ít Sâm quá thì nó sẽ gây ứ trệ vì nó không thông đi được, uống nhiều thì giúp cho nó thông thương đi được. Nhưng cũng phải tùy trường hợp nếu dùng nhiều sẽ bị nặng đầu, khó ngủ.
Những trường hư hỏa thì không nên dùng. Theo Y học cổ truyền, bệnh tật xảy ra là do có sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Có thể là Âm thiên thắng hoặc Dương thiên thắng. Tuy nhiên, trong thực tế, "Khí Dương thường thừa mà khí Âm thường thiếu". Nên trị về hư hỏa sẽ không có vị nhân sâm.
Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả!
Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm…”, tức là “đau bụng uống nhân sâm…”. Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “sẽ chết”. Sách y ngày xưa ghi: “Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng, hàn ngộ hàn tắc tử” (nhiệt bệnh mà gặp thuốc nhiệt sẽ phát cuồng, hàn chứng mà gặp thuốc hàn thì sẽ chết).
Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón… vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm “phúc thống”. Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng tiêu chảy, đầy bụng, trướng bụng… nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng
Nên trong sách có ghi, ngày nay những nhà dùng thuốc dùng Sâm để cứu người thì ít mà dùng Sâm để giết người thì nhiều, bởi vì người xưa tinh tế, xét bệnh tình, biết rõ bệnh căm, từng chỗ riêng mà dùng cho thích hợp. Liều lượng nhân sâm đưa ra cho người lớn tì từ 3 đồng cân cho đến 1 lạng. 1 đồng cân = 3,1 gam
Ngoài ra Nhân Sâm rất kị khi dùng một số vị, ví dụ như Lê Lô, Nhân Sâm mà dùng với lê lô thì cực độc có thể gây tử vong.
Trích sách:
Hiện nay nhiều người ở xã hội cho rằng cái gì giá đắt là tốt, giá rẻ coi thường, vả lại những người không biết nhận định trị bệnh thế nào là đúng hay sai. Những nhà giàu có thì chẳng ngại, nhưng dùng không đúng chỗ không đúng phép thì dẫu có chạy cũng uổng công, tiền mất tật mang.
Gặp thầy lang không hiểu hoặc ít lương tâm, cứ phải tìm sâm đắt thì mới hay, nhà bệnh nghe phải cố gắng tìm cho được, khi chữa xong cũng đã hết cơ nghiệp.
Sâm là thứ đáng tuyệt đấy, nhưng có bệnh không cần dùng sâm lại dùng Sâm, thì sâm dẫu có quý cũng chẳng giải quyết được gì, có khi lại tai hại, nên mới có câu nói:
Dược vô quý tiện dụng đáng cực linh. Câu trên muốn nói để trị mặc dù những thảo dược rẻ tiền nhưng đúng bệnh thì chữa được. Không cần phải loại thuốc đắt tiền.
Nên vậy cách dùng Sâm của người xưa vô cùng tinh tế, chứ không phải bạ đâu dùng nấy như người thời nay. Ngày xưa có những trường hợp chính tại Hàn Quốc tôi chứng kiến, anh khách hàng tới mua sâm, sau một hồi tư vấn, tư vấn cho anh này cao hắc sâm, anh ta dùng thì bị xịt máu mủi và những tác dụng phụ khác. Bắt đầu đâm đơn kiện, vì thế nên dùng dược phải biết cách dùng, chứ không phải cứ cái gì bổ, đại bổ lại tốt.
Bởi vậy ngoài ra dùng thảo dược dưỡng sinh, còn phải biết dưỡng sinh đúng cách để phòng bệnh, như tôi trình bày về việc Sâm chữa ung thư mà nhiều nơi quảng cáo, nếu cây Sâm Hàn ngon thế thì người Hàn Quốc đã không nằm trong top những nước ung thư trên thế giới. Vì vậy dùng Sâm là phải đúng cách, điều trị bệnh phải có y bác sĩ, lương y có tay nghề thì mới tìm đúng gốc rễ và trị dứt điểm không nên tự tiện dùng.
Quý khách để đặt hàng Sâm Dây vui long vào website www.samtuoingoclinh.com Hoặc Hotline: 0906 968 923. Đăng ký kênh Nhật Trường Kon Tum để xem những video mới từ chúng tôi. Xin cảm ơn.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền
cuối cùng là tuổi nào mới dùng sâm ngọc linh đc bs?