Trong lịch sử y học, cùng với sự phát triển của Đông y, Bản thảo học cũng song hành tồn tại, trong đó Thần Nông bản thảo kinh xuất hiện từ thời Hán, được xem là tác phẩm Dược học sớm nhất còn được bảo tồn ở Trung Quốc hiện nay.
Theo truyền thuyết, vua Thần Nông một ngày nếm 100 loại cây cỏ để tìm thuốc chữa bệnh, có khi ngộ độc đến 70 lần. Từ đó soạn ra sách Thần Nông bản thảo kinh. Bộ sách có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, được xem là bộ sách cổ nhất của Đông y.
Cuốn sách có bố cục như sau:
Phần một: Tự lệ
Phần hai: Thượng phẩm: tổng cộng 120 loại thuốc quý, có thể gọi là thảo dược không độc, chủ yếu nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe...
Phần ba: Trung phẩm: gồm 120 vị thuốc có thể làm thần dược, dược phẩm không độc hoặc có độc. Chủ về bổ dưỡng, trong đó có vị có thể bổ hư, bồi bổ cơ thể như long nhãn, đương quy, bách hợp...; có vị có thể trừ tà kháng bệnh như hoàng liên, hoàng cầm, ma hoàng, bạch chỉ...
Phần bốn: Hạ phẩm: có tất cả 125 loại tá sứ dược, đa số có độc, không thể dùng lâu dài. Các bệnh chủ trị phần nhiều là hàn nhiệt tích tụ.
Mời các bạn đón đọc!