Đồng bào Xê Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) quần tụ sống tại 3 xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang. Sau khi đón tết cổ truyền (theo phong tục người Kinh) với lễ hội đâm trâu đặc sắc, những ngày đầu tháng 3, người Xê Đăng lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng máng nước linh thiêng.
Theo phong tục của người bản địa, cứ sau khi thu hoạch mùa màng, để chuẩn bị cho vụ mới, họ bắt đầu sửa sang lại máng nước để tổ chức lễ cúng máng nhằm cầu Thần Nước (Yang Đak) ban nước cho mùa mới đủ đầy, mùa màng bội thu.
Trong những ngày diễn ra lễ, người trong các nóc (cụm dân cư) kiêng ra ngoài để gìn giữ sự linh thiêng. Ngày lễ chính, những cư dân Xê Đăng mang nồi, chum, ché lấy nước về nhà để làm lễ. Sau đó, họ mổ heo để mừng lễ, uống rượu cần, say sưa ca hát thâu đêm đến sáng.
Ghé những nóc trên các triền núi hễ cứ thấy những cây nêu bằng tre được xén dây tua cẩn thận, cổng ngõ trang trí nhiều sợi được tước ra từ cây tre thì đích thị nóc đó đang có lễ cúng.
Không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sông núi hùng vĩ mà đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng là một điểm hấp dẫn của huyện Nam Trà My
Một nóc Xê Đăng lưng chừng bên triền núi. Người Xê Đăng thích định cư ở những vùng núi cao, hiểm trở. Họ dựng nhà cheo leo bên vách núi khá dốc
Họ sống trong những căn nhà sàn bằng gỗ truyền thống để tránh thú rừng, vừa ấm áp vào mùa đông lại mát mẻ vào ngày hè
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 11Tháng 3 vùng cao, nấm cũng mọc đầy những vách đất sát nhà dân
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 12Bên quốc lộ 40B, một vụ lúa mới sắp bắt đầu với lễ cúng máng nước thôi thúc những bước chân của phượt thủ
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 13Theo phong tục của người Xê Đăng sau mỗi vụ mùa họ đều tích lúa vào những căn chòi như thế này để dự trữ, họ gọi đó là lúa kho
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 14Tết Nguyên đán vừa qua, huyện nam Trà My từng bừng với hàng chục lễ hội đâm trâu. Còn những ngày đầu tháng 3, họ lại rộn ràng dựng nêu để làm lễ tế máng nước
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 15Cây nêu cho lễ đâm trâu được trang trí cẩn thận còn sót lại được vắt ngang qua mái nhà
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 16Trai tráng Xê Đăng tất bật chọn cây nêu, cắt tỉa và trang trí cho ngày lễ trọng đại trong năm – lễ tế thần nước
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 17Trẻ em Xê Đăng cũng phụ cha mẹ giã gạo để có cơm cúng thần
Đầu năm thăm nóc của người Xê Đăng 18Trước cổng mỗi nóc Xê Đăng có treo những thứ như thế này là chuẩn bị có lễ cúng
Xung quanh một nhà dân trang trí bởi những vật mộc mạc nhưng rất lạ mắt
Bàn thờ của một gia đình người Xê Đăng tại gian chính của căn nhà
Sừng trâu đã cúng thần được người Xê Đăng cất giữ cẩn thận và không bao giờ đụng đến sau lễ đâm trâu
Thanh niên Xê Đăng lên rẫy, lên rừng bắt dúi (cùng họ với chuột) về làm thực phẩm chuẩn bị cho lễ cúng máng nước. Các món ăn được chế biến từ dúi là đặc sản của cư dân địa phương
Những ngày đầu xuân, quốc lộ 40B thênh thang nối huyện Nam Trà My với các huyện của Kon Tum như rộng thêm. Quanh co theo những con đường, càng lên cao không khí càng trong lành, mát dịu. Dọc đường đi bạn có thể tha hồ ngắm hoa ngũ sắc đua nở, thưởng lãm bức tranh sông núi vừa quen như gặp ở vùng trung du miền Trung lại vừa lạ như vùng cao phía Bắc với phong cảnh ruộng bậc thang.
Dân phượt gọi cung đường này là đường “lên trời”
Tháng 3, hoa ngũ sắc mọc ngập lối đi
Con đường quanh co, đèo dốc hiểm trở sẽ là một thử thách thú vị với nhưng tay lái đam mê khám phá
Dọc đường phong cảnh hữu tình dần hiện ra khi ngang qua các nóc của người Xê Đăng
Nếu mệt, bạn có thể dừng chân bên đường, xuống một nóc gần đó để xin một ngụm nước mát. Người Xê Đăng rất hiếu khách và phượt thủ lại có thêm những trải nghiệm khi nghe họ kể về văn hóa của mình.
Nếu không vội phải qua Kon Tum ngay thì đỉnh Ngọc Linh là một địa điểm thú vị và hoang sơ bậc nhất tỉnh Quảng Nam có thể là nơi dân phượt rất muốn ghé. Ở đó không chỉ có giống sâm Ngọc Linh trứ danh mà còn có cả những con người hồn hậu, vô tư như thảo mộc giữa đại ngàn.