Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt

Thứ hai - 28/07/2014 00:33
Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt, nguồn gốc của biết bao nhịp sống, nơi gìn giữ môi trường cho con người. Dù có lúc lãng quên, dù có lúc không được lưu tâm tới, song rừng luôn lặng lẽ giang rộng vòng tay bao bọc đời sống con người trong sự hòa hợp muôn loài.
Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt
Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt
Chạy theo chiều dọc đất nước suốt từ Bắc vào Nam , bản thân tên gọi Trường Sơn đã gợi nên ý niệm về những điều kỳ vĩ nhất và cũng bí ấn nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

sâm dây kon tum

Liệu có thể coi rặng núi nhấp nhô vạn đỉnh này khởi nguyên từ vũng núi đá Ninh Bình lô xô hay tính từ địa phận Thanh Hóa, rừng và núi song hành cùnh tiến về phương nam cho tới tận Tây Nguyên? Chỉ rời khỏi Hà Nội vài chục km, núi đã hiện hữu, và con đường mòn đi dọc chiều dài đất nước trong kháng chiến nay đã hóa thành đường Hồ Chí Minh huyền thoại chào đón người hành phương Nam bằng màu xanh ngút ngàn của Vườn Quốc gia Cúc Phương, càng đi xa càng bộc lộ vẻ đẹp của thế giới hoang sơ huyền bí mà nơi phố thị chúng ta chẳng thể nào bắt gặp. Song với phương thức chia địa lý thì khu vực này thuộc về dãy núi Hoàng Long với đặc thù địa chất và hệ thực vật tách biệt so với rừng Trường Sơn.

sâm dây kon tum

Nổi tiếng từ lâu bởi hệ sinh thái phong phú và chứa đựng trong lõi rừng những dấu tích từ thời cổ sinh, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã từ lâu là nơi du  ngoạn thú vị của du khách bởi vị trí khá gần Hà Nội và tiện nghi sinh hoạt khá dễ chịu. Các đoàn học sinh, sinh viên vẫn tới đây để đốt lửa trại, khách đi du lịch vẫn thường theo chân hướng dẫn vào sâu tới nơi có cây sấu và cây chò chỉ ngàn năm tuổi. Song đây vẫn chỉ là những hoạt động tham quan thông thường theo các tuyến đường đã được trãi bê tông và lát đá không mấy nguy hiểm chỉ trừ lũ vắt âm thầm nấp dưới lá mục mùa mưa.

Rừng Trường Sơn chỉ thực sự khởi đầu khi đã chạm tới địa giới phía bắc Nghệ An, nơi đó có con đường xuyên từ Mai Châu sang Phù Luông vẫn kích thích trí tưởng tượng của lữ khách bằng rừng mịt mùng và dòng sông Mã gầm thét dưới sâu vách đá. Những cung đường nhỏ và hiểm trở, đôi khi đang rộng rãi bỗng thắt lại như cổ chai, từ trãi nhựa sang đường đất, chạy xe vài tiếng chỉ gặp mấy nếp nhà sàn thưa thớt. Cảnh sắc thú vị và đáng thưởng ngoạn nhất ở vùng này có lẽ là những cây cầu treo bắc ngang qua sông, một kiệt tác của những người thợ cầu đường Việt Nam mô phỏng theo nguyên mẫu cầu treo xưa kia cư dân miền núi vẫn dựng nối liền hai bờ sông hung dữ. Có đi lên miền cao mới hiểu cuộc sống gian khó và lãng mạn nhường nào, và có đi sâu vào các bản làng heo hút mới biết tình người ở đây được coi trọng ra sao. Những rừng luồng xanh ngút ngàn nối tiếp nhau, vào mùa khai thác người dân lại chặt luồng, kết bè và thả theo dòng nước để thả xuôi về đâu đó dưới hạ lưu. Cảnh sắc thật kỳ lạ khi ngắm từng đoàn bè lũ lượt nối nhau đi, chúng gợi nên cảm xúc về một đời phóng khoáng, lênh đênh, một cuộc đời không vướng bận gì nhiều và gắn bó chặt cùng thiên nhiên.

sâm dây kon tum

Rừng tiếp rừng, núi tiếp núi. Qua địa phận Nghệ An, Hà Tĩnh, rừng bỗng hiểm trở và bí ẩn hơn, nhất là vùng thuộc Quảng Bình với tên gọi là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.Nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha, Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích vùng lõi rộng tới 85.754 ha và vùng đệm rộng 195.400 ha. Theo quy hoạch của Chính phủ, vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái Bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam, cho tới nay là niềm tự hào không chỉ của người Việt Nam mà còn là nơi thế giới thán phục bởi những kỳ tích mà thiên nhiên đã kiến tạo nên. Liên tiếp các hang động kỳ vĩ được khám phá, theo thời gian các danh hiệu được UNESCO trao tặng cho động Phong Nha, động Thiên Đường và gần đây nhất là Thạch Thủy đã khiến nhân loại sửng sốt bởi vẻ đẹp kỳ diệu của thạch nhũ, sông ngầm, bãi cát ngầm trong lòng núi…

sâm dây kon tum

Dưới lòng núi Trường Sơn biết bao hang động hệ carxtơ, còn trên mặt đất, rừng nguyên sinh cũng lưu giữ vô số điều kỳ diệu của hệ sinh thái cũng như truyền thống văn hóa bản địa. Thế giới của các dân tộc người Vân Kiều, Chứt, Rục…dưới tán cây rừng vẫn khiến giới nghiên cứu phải bỏ công tìm hiểu. Những tục lệ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy cho tới nay vẫn còn âm hưởng, các lề lối sinh hoạt xuất phát từ thuộc du căn du cư cho tới nay vẫn còn phảng phất in dấu trong đời sống hàng ngày. Giữa vùng lõi của vùng lõi của rừng Trường Sơn, giới nghiên cứu và bộ đội biên phòng vãn lặn lội để tiếp cận với các nhóm tộc ngừoi từ bỏ hang đá về định cư trong bản làng, dạy cho trẻ em và thuyết phục đồng bào bỏ những tục lệ lạc hậu chỉ cách đó vài trăm km, sóng wifi đã phủ trên thành phố Đồng Hới, Quảng Trị…song trong rừng sâu, cư dân Bru, Vân Kiều, Chức, Rục…vẫn còn quen dùng bột cây báng để làm thực phẩm, chiết rượu từ ngọn cây đoóc và quen xử mọi rắc rối trong cộng đồng bằng luật tục. Rừng nguyên sinh luôn giữ khá nguyên vẹn tập tục xưa, chứa đựng những điều kỳ diệu và cả những mặt trái của đời sống biệt lập của các cộng đồng.

Đi sâu hơn, vào tới Tây Nguyên, dãi núi rừng phía Nam Trường Sơn còn khiến người phương xa xúc động hơn nữa bởi vẻ đẹp kỳ diệu của các cánh rừng khộp, săng lẻ thân cao vút và trụi là mùa khô. Tây Nguyên, dãi đất huyền thoại chưa năm nào vắng tiếng cồng chiêng, thấp thoáng những mái nhà rông cao vút đẹp như lưỡi rìu vươn lên trời xanh, quê hương của các tộc người Bahnar; Êđê; J’Rai; M’Nông…dũng mãnh và lãng mạn, nơi sử thi vẫn chảy mạch trong huyết quản con người. Rừng nơi đó tuy không còn hoang sơ như cách đây một thế kỷ, song vẫn chứa đựng những nhịp sống riêng, nuôi dưỡng những nhịp múa của các cô gái, cánh tay tròn lẳn quanh đống lửa, tiếp tiếng ngân nhịp chiêng và tiếng hú gọi voi nhà của các gru đã đi vào huyền thoại.

Trên thực tế danh hiệu gru-dũng sĩ săn voi đã từ lâu không còn được phong tặng cho ai, bởi việc săn voi rừng đã không được pháp luật cho phép nữa, song trong đời sống người Tây Nguyên, voi lúc nào cũng là người bạn của con người, cũng như rừng luôn là môi trường sống thiết yếu, như nước với cá, như làn gió phóng khoáng với cánh đại bàn của đại ngàn.

Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt, nguồn gốc của biết bao nhịp sống, nơi gìn giữ môi trường cho con người. Dù có lúc lãng quên, dù có lúc không được lưu tâm tới, song rừng luôn lặng lẽ giang rộng vòng tay bao bọc đời sống con người trong sự hòa hợp muôn loài.

sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây