Điều gì làm cho một con ong khi lớn lên trở thành ong chúa? Các nhà khoa học đã nghiên cứu về bí mật này từ lâu. Giờ đây các nhà nghiên cứu thuộc đại học Arizona đã làm sáng tỏ hơn về sự phát triển loài ong. Nghiên cứu của họ không chỉ tăng thêm hiểu biết về loài ong mà còn về sự phát triển và lão hoá của chúng ta.
Nhận thấy hiện nay nhiều bà con nuôi ong mật giống nội dịa (nghiệp dư – để tại nhà) đang gặp khó khăn về thùng nuôi ong. Vì cây gỗ ngày càng khan hiếm, giá quá đắt. Thùng thường để ngoài trời mưa nắng, nên chỉ vài năm là mục nát, mối ăn. Lại nữa gần đây, đến mùa có mật nhãn, những người nuôi ong Ý (ong ngoại) đem về quá nhiều, để khắp nơi. Do số lượng quá lớn, lại đem về cùng một lúc, ong thiếu mật, đã đến cướp phá các đàn ong nội địa. Vì nhỏ con, sức yếu, thùng bị hư mục, hở hang, nên bị ong Ý cướp tan hoàng, nhiều người nuôi ong phải trắng tay về nạn này! Vì thế, tôi muốn đem chút kinh nghiệm của mình chỉ dẫn bà con làm thùng nuôi ong bằng xi măng, vừa rẻ tiền, dễ làm, không hư mục lại chống được nạn ong Ý cướp mật.
Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm điều chỉnh thế đàn ong cho đồng đều. Nên nhập đàn vào buổi tối. Trước khi nhập đàn phải tách ong chúa khoảng 6 giờ để tránh ong thợ giữa 2 đàn đánh nhau.
Khi đàn ong mất ong chúa mà trong cầu ong không có trứng, không có ấu trùng 1 - 2 ngày tuổi thì ong thợ sẽ đẻ trứng. Hiện tượng ong thợ đẻ trứng để nhận biết vì trứng ong thợ nhỏ, đẻ không đúng vị trí, thường là dính bên thành lỗ tổ, mỗi lỗ tổ có 2 - 3 trứng, thậm chí có lỗ 5 - 6 trứng, không theo một thứ tự nào. Nếu không phát hiện để xử lý thì trứng ong thợ sẽ nở ra toàn là ong đực, nhỏ con, không có ong thợ non cho ăn sẽ chết hết. Đàn ong đi đến tiêu diệt.
Điều gì làm cho một con ong khi lớn lên trở thành ong chúa? Các nhà khoa học đã nghiên cứu về bí mật này từ lâu. Giờ đây các nhà nghiên cứu thuộc đại học Arizona đã làm sáng tỏ hơn về sự phát triển loài ong. Nghiên cứu của họ không chỉ tăng thêm hiểu biết về loài ong mà còn về sự phát triển và lão hoá của chúng ta.