Thông bất thống, thống bất thông

Chủ nhật - 08/10/2017 22:20
Y học cổ truyền quan niệm, khí huyết trong con người phải lưu thông thì “âm dương mới cân bằng”, chức năng các tạng phủ mới bình thường và cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây đau yếu bởi "bất thông tất thống".
Những bài tập khí công cổ xưa giúp khí huyết lưu thông
Những bài tập khí công cổ xưa giúp khí huyết lưu thông
Câu thành ngữ cổ “thông bất thống, thống bất thông”. Thống có nghĩa là đau, thông có nghĩa là thông suốt, liền mạch. Một cách nôm na, khi cơ thể đau ốm - đó là do bên trong chưa thông, nếu làm cho nó thông, sẽ không còn bệnh tật nữa. Một khi kinh mạch lưu thông, khí huyết không bị ứ trệ… cơ thể luôn khỏe mạnh, đau ốm sẽ không còn.
Thông bất thống, thống bất thông
Đông y quan niệm: "Thông bất thống, thống bất thông"
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, khí huyết trong con người phải được lưu thông thì “âm dương mới cân bằng”, chức năng các tạng phủ mới bình thường và cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu sự lưu thông khí huyết bị cản trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây đau yếu bởi "bất thông tất thống". Do đó, nguyên lí trị bệnh của YHCT là làm cho khí huyết được lưu thông, "thông bất thống" sẽ hết đau. Tuy vậy, muốn huyết mạch thông suốt còn phụ thuộc vào khí, vì "khí là soái của huyết”, "khí có hành" thì "huyết mới hành", "khí tắc thì huyết sẽ bị trệ".
hệ thống kinh lạc
Khí trong cơ thể được di chuyển theo hệ thống kinh lạc, là một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất. Kinh lạc là đường vận hành khí huyết liên thông giữa các tạng phủ ở bên trong và các phần cơ thể bên ngoài, cũng là đường xâm nhập của ngoại tà vào các tạng phủ. Khi ngoại tà xâm nhập làm rối loạn sự vận hành bình thường của khí trong cơ thể, dẫn đến sự tắc nghẽn và gây ra tình trạng bệnh lí. Khi đó cần phải có những nhân tố tác động nhằm khai thông chỗ tắc nghẽn, trả lại sự lưu thông cho khí huyết. Để giúp phòng chống và “khơi thông” những chỗ tắc ấy, có thể ứng dụng nhiều cách như: luyện khí công, yoga, hành thiền, tập thể dục, châm cứu, bấm huyệt, hoặc sử dụng một số bài thuốc dân gian từ các loài cỏ, cây, hoa, lá… được lưu truyền từ cha ông…
tập khí công khí huyết lưu thông
Thông thường, trong thời gian đầu khi đi bộ, tập luyện yoga, tập thiền hay chơi một môn thể thao nào đó…, người tập thường bị đau hoặc rất đau. Nguyên nhân một phần do sự chưa kịp thích ứng của các cơ, phần khác do hệ thống kinh lạc trong cơ thể còn có những nơi bị bế tắc, chưa thông, nên khi bị tác động bởi những yếu tố như vận động, nhịp thở… sẽ dẫn đến đau mỏi hơn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì tập luyện sẽ giúp cơ thể khơi thông những điểm bế tắc, đào thải độc tố đã ứ trệ lâu ngày, giúp người tập dần hết đau và lấy lại sức khỏe.
tập khí công khí huyết lưu thông 1
Nguyên lí này cũng tương tự khi sử dụng cây cỏ thuốc Nam để trị bệnh. Triệu chứng bệnh sẽ gia tăng trong thời gian đầu, sau đó mới giảm dần và hết hẳn. Đó là do các loại thảo dược khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng lên hệ thống kinh lạc đang bị bế tắc, khiến cho bệnh nhân tăng đau, tăng triệu chứng; sau đó, khí huyết dần được lưu thông, cân bằng âm dương được lập lại, người bệnh sẽ hết đau và bệnh tật sẽ bị đẩy lùi. Vì thế, khi sử dụng thuốc Nam, người bệnh cần kiên trì, càng đau chứng tỏ sự tắc nghẽn càng lớn, và thuốc đang phát huy tác dụng - đúng như câu dạy của cổ nhân “thuốc đắng giã tật”.

Tác giả bài viết: Nhật Trường Sưu Tầm Tổng Hợp

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây