Người Gia Rai giăng sợi khép kín với hai đầu khuung. Sợi giăng được thẳng ngăn cách bởi thanh gỗ gọi là chor tạo tấm dệt sau khi hoàn thiện xếp thành hai tầng trên - dưới. Việc đan sợi chỉ diễn ra ở phần trên tấm dệt nên Mrai cho phép người dệt thao tác từ từ theo nhịp đan được phân tầng thành hai tầng nhỏ, cũng trên- dưới theo thứ tự chẵn - lẻ của sợi, tuần tự và liên tục đảo vị trí cho nhau trong quá trình dệt qua một con thoi nhỏ. Thảm sợi giăng trước người dệt được buộc vào lưng người dệt bằng một mảnh gỗ cong, khung khung bằng gỗ lồng mức nhẹ, mềm; người Gia Rai gọi là Kđu - người dệt dễ dàng căng độ căng tấm dệt. Vì tấm dệt theo chiều dọc khép lại bởi vòng khép kín nên tấm dệt của người Gia Rai bị hạn chế về độ dài (khoảng 6m).
Hoa văn trang trí trên tấm dệt khá phức tạp. Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, các nhà mỹ học,… hoa văn trang trí trên tấm dệt của người Gia Rai được bố cục theo những nét hình họa cơ bản, như: Đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, hình đa giác, hình tam giác,…cũng như một số tộc người khác, hoa văn trang trí của người Gia Rai được bố cục thành dải: Ngang và dọc; màu chủ đạo trên nền tấm dệt là: Đen, đỏ, vàng,…
Nghề dệt của người Gia Rai phục vụ đời sống, như: Lễ hội và thường ngày. Người Gia Rai gọi áo không tay của nam/ nữ là Ao Bak - nhìn từ xa ta có cảm giác như mảnh vải được khoác vào thân; gọi áo lễ nam/nữ là Ao Vat; gọi khố lễ là Toai Ktek; gọi khố thường là Toai Lui; gọi váy lễ là Abben Pnga; gọi váy thường là Abben; gọi tấm chăn lễ to-rộng là Khăn Xâng; gọi chăn thường là Khăn Lui/Khăn Tih;…
Xưa, người Gia Rai tự trồng bông, dệt vải. Ngoài việc trồng bông họ còn tìm nguyên liệu nhuộm màu- Một khâu quan trọng trong kỹ thuật dệt của người Gia Rai. Để có được màu đen (Htăm), họ lấy lá Hmo/Mo (Cây tràm) làm nguyên liệu chính để nấu thành nước nhuộm; để nhuộm màu vàng (Knit), họ dùng củ nghệ (Knhit); để nhuộm màu đỏ (M,yah), họ dùng vỏ cây Tơ nung;…
Nay, người Gia Rai dệt bằng sợi chỉ, mua ở thị trường gọn, nhẹ. Chuyến đi thực tế vừa qua, đến với làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, chúng tôi được biết: Nghề dệt ở đây còn lưu truyền trong cộng đồng. Người tiếp chúng tôi là chị Y Plăng (chủ nhà sinh năm 1977) và chị Y Dướt (sinh năm 1972) đang ngồi dệt vải dưới thời tiết hanh khô của những ngày cuối năm. "Để dệt xong tấm vải này, ngày rỗi mình phải mất nửa tháng đấy! Nếu không thì cả tháng." - Chị Y Dướt cho chúng tôi biết thế. Các chị còn cho chúng tôi biết: Dệt chỉ để sử dụng trong lễ hội, sinh hoạt gia đình. Không có bán!.
Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp làng nghề như ở các nơi khác. Những tấm vải dệt, những Mrai chưa hoàn thiện giăng trên những chồ nhà người Gia Rai ở làng Chốt như nhắc nhở người làm công tác văn hóa sự cần thiết khai thác phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống.