Trước đây, nhắc đến
táo mèo người ta thường nghĩ ngay đến những mảnh đất phía Bắc như Yên Bái, Mộc Châu, Sa Pa nhưng nay trên chính vùng đất bắc Tây Nguyên này cũng có loại quả này với hương vị tuyệt vời.
Táo mèo phân bố ở huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông thường là loại quả to, chín màu hồng đậm phớt vàng, có mùi thơm ngọt ngào và vị hơi ngọt, còn táo ở Đăk Glei thường quả nhỏ, chín màu vàng, chỉ hơi ngọt còn vị chát đậm hơn, thích hợp để ngâm rượu. Để thưởng thức quả
táo mèo tươi người ta thường lựa chọn quả có sâu, chín cây, còn nguyên vị tươi ngọt, thơm lừng. Chỉ cần một chén muối ớt để chấm thôi cũng làm nên vị
táo mèo ngon lành, hấp dẫn, cầu kì hơn thì chế biến
táo mèo thành nước giải khát, rượu, giấm táo, mứt,…
Mùa
táo mèo chín rộ ở Kon Tum, bạn có thể mua về làm rượu hoặc chế biến để dành dùng dần. Rượu
táo mèo có rất nhiều công dụng mà cách chế biến đơn giản:
Táo mèo rửa sạch, bổ làm đôi làm tư ngâm trong nước muối loãng chừng 30 phút. Vớt ra để ráo nước, rồi bỏ vào bình thủy tinh, cứ một lớp táo một lớp đường trắng theo tỷ lệ 1: 2. Để chừng 1 tháng cho
táo mèo lên men, tiết ra thứ nước vàng sóng sánh, tỏa mùi thơm nồng nàn là có thể sử dụng. Mỗi buổi trưa nắng gắt, pha một ly rượu
táo mèo, bỏ mấy viên đá vào thưởng thức hương men nồng nàn, hơi giống rượu nho, nhưng lại có vị chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn. Sau khi uống hết nước, bạn lấy bã
táo mèo đem ngâm rượu thêm vài tháng. Để chữa bệnh tốt hơn thì bạn cắt quả
táo mèo thành từng lắt mỏng, đem phơi khô, ngâm rượu chừng 3 tháng là sử dụng được. Các loại rượu thuốc thường nặng và khó uống, riêng rượu
táo mèo vừa thơm ngon, dễ uống vừa chữa được nhiều bệnh, khiến càng uống nghiền luôn lúc nào không hay. Mỗi bữa ăn cơm nhấp một chén rượu nhỏ cũng giúp trị chứng đầy bụng, khó tiêu, kích thích tiêu hóa, ăn cơm ngon miệng. Ngoài ra,
táo mèo còn có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi, hạ mỡ máu, giãn động mạch vành, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Hiện nay, cùng với các loại rượu thuốc chữa bệnh thì rượu
táo mèo(sơn trà) rất được nhiều người tin dùng - Ảnh : Hà Oanh.
Dịp Tết đến thay vì các loại mứt truyền thống đã quá quen thuộc đến nhàm chán bạn cũng có thể trổ tài làm mứt
táo mèo, vừa lạ vừa ngon mà ăn nhiều cũng không độc hại. Cách làm như sau: thái
táo mèo thành từng miếng mỏng, ngâm trong nước muỗi loãng để qua đêm. Sáng hôm sau vớt táo đem phơi nắng cho đến khi miếng
táo mèo hơi héo, chuyển thành màu nâu sậm. Cho đường vào
táo mèo, xóc đều lên rồi ngâm thêm một đêm cho đường thấm. Sau đó đem lên bếp sên với lửa nhỏ, đến khi đường gần cạn thì cho một chút vanilla vào, tiếp tục đảo nhẹ khoảng 1 phút. Nhanh tay đổ ra mâm rộng, chờ cho táo nguội vậy là đã có món mứt
táo mèo dẻo dẻo, chua ngọt đậm đà, vị thơm lừng, ăn hoài không chán. Ở phía Bắc, mứt
táo mèo đã quen thuộc với người tiêu dùng, nhưng ở Kon Tum, có lẽ vẫn còn là mứt độc đáo, khiến nhiều người tò mò muốn dùng thử.
Những năm gần đây nhiều người quan tâm đến giấm
táo mèo, được sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc làm đẹp và phục vụ nhu cầu ẩm thực như một loại gia vị ngon lành. Giấm
táo mèo có vị chua thanh, lại có mùi thơm hấp dẫn, dùng để chế biến các món sa lát, trộn gỏi thì không có gì ngon bằng. Chỉ cần mỗi buổi sáng thức dậy, bạn súc họng bằng một ly giấm táo nhỏ cũng giúp trị đau họng, giảm các triệu chứng viêm xoang, phòng tránh các bệnh răng lợi. Vì được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp ngủ ngon an thần, chữa đau nhức, đau bàng quang. Hiện nay, công dụng mà nhiều phụ nữ đang tìm hiểu chính là dùng giấm
táo mèo để giảm cân an toàn thay vì dùng các loại thuốc giảm cân đắt giá, có hại cho sức khỏe. Cách làm giấm
táo mèo không quá khó, bạn có thể thử làm ngay tại nhà.
Đến với phố núi Kon Tum, không chỉ thưởng thức ẩm thực đặc sắc của người dân tộc thiểu số với rau dớn, măng rừng, rượu sâm, thịt dế,…Bạn cũng đừng quên mang về những quả
táo mèo – món quà của rừng được thấm đẫm vị rừng vùng cao với vị chua ngọt, chát đắng đặc trưng.
1. Chữa trị chứng đầy bụng bằng
táo mèo: Bạn lấy 30g
táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.
2.
Táo mèo giúp chữa rối loạn mỡ máu: Bạn lấy 50g
táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, bạn cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
3. Trị huyết áp cao, phòng biến chứng bằng
táo mèo: Bạn sao đen 12g
táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.
4.
Táo mèo giúp tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200gr
táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái
táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
5. Chữa gan nhiễm mỡ bằng
táo mèo: Mỗi ngày ăn 5-7 quả
táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống.
6.
Táo mèo còn chữa cao huyết áp, mỡ máu cao:
Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.