Phạm Đăng Hưng ông ngoại vua Tự Đức và câu chuyện tấm bia đá lưu lạc 140 năm

Thứ năm - 02/03/2017 08:47
Gò Công Tiền Giang ít ai biết đó là nơi sản sinh ra dòng dõi quý tộc nhiều nhất Việt Nam, tính đến 8 vị hoàng hậu triều Nguyễn thì có 2 người đến từ Gò Công và đọc lại lịch sử thì nơi đây còn là nơi định cư của một dõng dõi Hoàng Gia dưới triều Nguyễn, ngày nay được biết đến ở di tích Lăng Hoàng Gia. Khi bạn đi quốc lộ 50 qua cầu Mỹ Lợi một tý thì sẽ thấy bên tay phải, sẽ thấy cổng Lăng Hoàng Gia, một mảnh đất rộng hơn 3000 m2 mang theo nhiều bí ẩn lịch sử của dòng họ Phạm.
Vòng quanh mộ ông Phạm Đăng Hưng có một số phù điêu trang trí như búp sen, cá hóa rồng lại kết hợp nét chạm khắc của Phương Tây
Vòng quanh mộ ông Phạm Đăng Hưng có một số phù điêu trang trí như búp sen, cá hóa rồng lại kết hợp nét chạm khắc của Phương Tây
Vùng đất của Quý Tộc và Hoàng Hậu
Lăng Hoàng Gia được biết đến là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, một họ nổi tiếng của Gò Công Tiền Giang  dưới triều Nguyễn. Xứ Gò Công có một Hoàng Hậu nổi tiếng nhân từ đó là bà Phạm Thị Hằng sau này trở thành Thái Hậu Từ Dụ (Dân gian quen gọi là Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị. Vì Thế Ông Phạm Đăng Hưng thân sinh bà Phạm Thị Hằng là ông ngoại Vua Tự Đức. Lăng Hoàng Gia còn được gọi là “Thích Lý” theo nghĩa là bà con nhà vua. Nơi đây đã có rất nhiều người nổi tiếng tới viếng, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu (cũng là một Hoàng Hậu xứ Gò Công) và vua Thành Thái. Lăng Hoàng Gia được xây trên Gò Quy Sơn (Vì gò này có hình dáng giống con rùa) lưu truyền về một câu chuyện ly kỳ về tấm bia lưu lạc hơn 140 năm…
lăng hoàng gia 1
  Những phù điêu trang trí theo phong cách phương Tây trước mộ ông Phạm Đăng Hưng.
Phạm Đăng Hưng công thần triều Nguyễn

vua minh mạng

Ông Phạm Đăng Khoa đã đến khai hoang lập nghiệp ở xứ Gò Công từ rất xa xưa, ông Phạm Đăng Hưng là hậu duệ đời thứ 4, ông được sinh ra Giồng Sơn Quy vào năm 1764  xưa kia thuộc tỉnh Gia Định, nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX Gò Công –Tiền Giang. Ông nổi tiếng là người hiền đức và siêng năng, chỉ mới 20 tuổi ông đã thi đỗ Tam Trường. (Thi qua 3 vòng của triều Nguyễn, triều Nguyễn gọi là Tam Trường, người thi đậu sẽ được bổ nhiệm làm quan)
Sau khi ông Phạm Đăng Hưng mất (1825), 1826 triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng theo đúng kiến trúc của lăng tẩm vua quan, lăng được xây dựng bởi những người thợ xây từ cung đình Huế vào và kết hợp người tại Gò Công xây nên.
Ông Phạm Hưng có 4 người con, đều làm quan to dưới triều Nguyễn. Vua Minh Mạng bấy giờ kết thông gia gả công chúa Quí Đức, hoàng nữ thứ 18 cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật, được phong là Phò Mã Đô Úy. Ngoài ra mối lương duyên giữa con gái ông là bà Phạm Thị Hằng (sinh năm 1810) và Hoàng Tử Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị. Sau này bà Phạm Thị Hằng trở thành Thái Hậu Từ Dụ mẹ của vua Tự Đức, tên bà nghĩa là nhân từ độ lượng (Dân gian quen gọi Từ Dũ và đặt tên bà một bệnh viện lớn ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khi vua Gia Long mất, Ông Phạm Đăng Hưng đã cùng với Lê Văn Duyệt lo việc tôn phò vua mới. (Lê Văn Duyệt là một  nhà chính trị, quân sự nổi tiếng ở Việt Nam xuất thân từ gia đình ở Tiền Giang). Ông Phạm Hưng đã phò tá vua Minh Mạng, 1821 ông giữ chức Quốc Sử Quán Phó Tổng Tài. Năm Giáp Thân 1824 ông được giữ chức Thượng Thư Bộ Lễ, nhưng một năm sau ông bị bệnh mất tại Huế thọ 60 tuổi.
Thương tiếc trung thần, vua Minh Mạng đã sắc phong hàm Vinh Lộc Đại Phum Trụ Quốc Hiệp Đại Học Sĩ. Ông được xem giúp vua Gia Long và Minh Mạng 2 vị vua triều Nguyễn nghiên cứu các điều lệ đưa về gần với triều Lê sau hơn trăm năm loạn lạc. Ngoài ra ông là người tổng hợp nên một nền Nho học riêng cho triều Nguyễn, khởi xướng nhiều bộ sách có giá trị thời Nguyễn như Ngọc Phả (gia phả đời Nguyễn) và Đại Nam thực lục có giá trị nghiên cứu lịch sử đến thời nay.vua tự đức
Đến năm 1849, vua Tự Đức gọi ông là Ông Ngoại đã  phong tặng Đặc tấn Vinh lộc đại phu, Thái bảo (Đức Quốc Công), cho dựng từ đường thợ vợ chồng ông tại Huế cho đến ngày nay vẫn còn.
Chuyện về ông Ba Bị và huyền thoại dòng họ Phạm Đăng
Trong dân gian hình tượng Ông Ba Bị thường trông bộ dạng khá kì dị, chuyên đi hù dọa trẻ em “Ba bị chín quai mười hai con mắt”.
Nhưng câu chuyện về Ông Ba Bị về ông Phạm Đăng Hưng hoàn toàn khác, Ông Phạm Đăng Hưng nổi tiếng thương dân nghèo, thời Gia Long bấy giờ thiên tai, hạn hán ập đến.
Ông đang giữ chức Điền Tuần Quan đi đâu ông cũng mang theo ba bị hạt ngũ cốc để phát cho dân nghèo và hướng dẫn họ cách trồng, nhà nào quá nghèo ông mang gạo tới giúp. 
Lật lại từng trang lịch sử biết được rằng, Ông sơ của ông là Phạm Đăng Khoa là người nổi tiếng văn chương thời vua Lê Anh Tông (1532-1573) (là vị vua thứ 3 của Triều Lê Việt Nam).  Trong thời kỳ này quyền hạn của chúa Trịnh nổi lên rất nhiều, ông Phạm Đăng Khoa đem cả họ vào Thuận Hóa Quảng Trị, sau đó dời vào Phú Xuân Thừa Thiên Huế.
Ông cố của Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Tiên được bổ làm Huấn Đạo Phủ Tư Nghĩa Quảng Ngãi (Chức quan lo việc học hành thời phong kiến).
Ông nội ông là Phạm Đăng Dinh là một người nổi tiếng thông thạo nho học và y học, hiệu là Huyền Thông Đạo Nhân.
Cha của Ông Phạm Đăng Long sống ở Gò Công, người dân gọi ông là Kiến Hòa tiên sinh, ông rất tinh thông phong thủy, địa lý, đã đi khắp nơi để tìm mảnh đất thuận lợi để con cháu phát tích. Khi ông đến mảnh đất Gò Rùa (Sơn qui) thấy thế đất đẹp nhưng toàn vùng không có nơi có nước ngọt, sau này ông phát hiện mạch nước ngọt tại Gò Sơn Qui, đến nay giếng nước vẫn còn ở đây, trong vắt và ngọt lịm, như một chứng tích lịch sử về dòng họ Phạm tại Gò Công.
giếng nước lăng hoàng gia
Giếng nước cổ do ông Phạm Đăng Long phát tích còn đến ngày nay, nước ngọt lịm và trong vắt
Bà Phạm Thị Hằng (Thái Hậu Từ Dụ) nổi tiếng là một người nhân từ độ lượng, bà đã chăm sóc tất cả hoàng tử, công chúa trong cung, không phân biệt là con ai, ai ai cũng nể phục. Đầu năm 1847, Thiệu Trị ốm nặng, bà ngày đêm hầu thuốc thang không nghỉ. Khi ông gần mất, mọi việc về sau đều bí mật phó thác cho bà, ông lại dụ các quan rằng: "Quý phi là nguyên phối của trẫm, là người phúc đức hiển minh, giúp ta coi công việc trong cung cấm đã 7 năm. Nay ý trẫm muốn lập làm Hoàng hậu chính ngôi trong cung, tiếc vì việc không làm kịp mà thôi". Nói rồi, vào ngày 4 tháng 10 năm đó, Hoàng đế băng hà.
Lúc này con trai bà là Thái Tử Hồng Nhậm được chọn nối nghiệp tức Vua Tự Đức, nhiều lần vua Tự Đức nhờ bà lo chuyện chính sự nhưng bà khước từ, mãi sau này bà mới nhận Kim Bảo (Sách vàng & Ấn vàng) để giúp vua việc triều chính.
Ngày nay ở Gò Công hiện còn lưu truyền mấy câu thơ nói về việc bà Phạm Thị Hằng tiến cung:
Trời xanh quốc mẫu nết na hiền,
Thuở tuổi mười hai đã tự nhiên.
Giồng lệ thủy tượng trưng thánh chúa,
Gò Sơn Qui triệu ứng thiên duyên
Câu chuyện ly kỳ về tấm bia thất lạc hơn 140 năm

bia đá lăng hoàng gia

Khi đến thăm Lăng Hoàng Gia, du khách sẽ bắt gặp có 2 bia. Thật kỳ lạ: Bia bên tay phải Phía trên có hình cây thánh giá và bên dưới ghi dòng chữ Pháp “Đây là nơi an nghỉ của Đại úy Barbé”. Nhìn sâu vào trong là một văn bia với nhiều chữ Hán. Bên Tay trái là một tấm bia có chữ Hán, vậy 2 tấm bia này thờ ai?
Sự thật là hai tấm bia này ghi lại công trạng của ông Phạm Đăng Hưng, bia bên phải được làm bằng đá cẩm thạch trắng (đá ngũ hành sơn ở Đà Nẵng) nhưng khi di chuyển từ Huế vào Gò Công thì bị quân Pháp cướp mất làm mộ bia cho Đại úy Barbé, bị nghĩa quân Trương Định chém chết 1860. Khi xem xét toàn bộ sự kiện, chính Barbé đã cướp tấm bia 2 năm trước và sau này dùng làm bia cho chính mình.
Đến năm 1986 người ta giải tỏa nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi quận 1 bấy giờ để xây dựng công viên Lê Văn Tám thì người ta thấy sót lại một tấm bia đá. Trên tấm bia này có chữ Nho và chữ Pháp thì mới báo cho bảo tàng TPHCM. Lúc ấy các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một sự thật ngỡ ngàng, tấm bia này do vua Tự Đức ban tặng cho ông ngoại Phạm Đăng Hưng, bị giặc Pháp cướp khi chuyển xuống Gò Công.
Năm 1999, tấm bia đã hoàn tác về Lăng Hoàng Gia Gò Công. Một tấm bia lạ kỳ, mang tên hai người Pháp và Việt đã lưu lạc đúng 140 năm (1859-1999).
Còn tấm bia bên bên trái dựng bằng đá hoa cương (đá Ganis) do vua Thành Thái cho là năm 1899 sau khi tấm bia đầu tiên bị chiếm đoạt. Nội dung giống tấm bia bên tay phải được Phan Thanh Giản và Trương Quốc Dụng soạn vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) nhằm ca ngợi công đức của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng.
Câu chuyện về Đại úy Barbé và Nàng Hai Bến Nghé
Câu chuyện này liên quan đến Chùa Khải Tường, năm 1859 quân Pháp tấn công vào thành Gia Định, pháp chia quân rải rác và đánh chiếm chùa Khải Tường, Đại úy Thủy quân lục chiến Pháp tên Barbé đã cho tượng Phật bỏ ngoài sân và đuổi các sư phải rời khỏi chùa.
Khi ấy Nàng Hai Bến Nghé và Phạm Tri yêu thương nhau nhưng do hoàn cảnh éo le phải làm vợ của Lãnh Binh Trần Quý Sắc. Một lần lãnh binh thua trận, bị quan trên khiển trách, lại có mật báo là vợ mình có tình cảm riêng với Phạm Tri đã giả vợ mình gọi Phạm Tri tới để bàn việc gấp, sau đó tri hô bắt vu cho tội lăng loàn và cột vào bè thả trôi sông. Hai hôm sau, trong một lần đi săn, Đại úy Barbé đã bắt gặp một chiếc bè trôi có 2 người, xung quanh là 2 con cá sấu hung hãn tấn công. Ông bèn nổ súng, cho vớt bè lên thì Phạm Tri đã bị sấu ăn mất cụt chân đã chết, còn người con gái còn lại, Barbé thấy trẻ đẹp, ép phải chung sống với mình. Nàng Hai Bến Nghé đồng ý nhưng phải trở về nhà thu xếp việc riêng.
Sau khi về nhà, Lãnh Binh Trần Quý Sắc đã bắt gặp và cho nhốt dưới hố sâu, cho ăn cơm hẩm với xương cá. Lúc bấy giờ Trương Định đi tuần ngang, lệnh cho đem cô lên và nghe hết mọi sự trái ngang, số phận hẩm hiu của nàng.
Hôm đó là ngày 7-12-1860, nơi chùa Khải Tường, trời đã sập tối, nghe tin Nàng Hai đến xin gặp ở ngoài cổng đồn, viên quan chỉ huy mừng rỡ phi ngựa chạy ra, không đề phòng và cách mười thước đã bị nghĩa quân Trương Định mai phục bất ngờ kết liễu đời tên Pháp xâm lược. Sau này vì tức tối Pháp đã tấn công ác liệt vài nơi, chẳng ai biết Nàng Hai Bến Nghé tên là Thi Bạ còn sống hay chết, chỉ biết nàng đã góp công chống quân Pháp xâm lược.
Ngày nay  câu chuyện đã được tái hiện trong vở cải lương nổi tiếng Nam Bộ có tên “Nàng Hai Bến Nghé” với diễn xuất tài năng của nữ nghệ sĩ Mỹ Châu. Ngoài ra nó còn được viết trong tác phẩm “Scènes de la vie Annamite” (NXB P.Ollendorff Paris 1884) của 2 tác giả Le Vardier và De Maubryan kể về chuyện tình éo le của viên Đại Úy Barbé với cô gái Bến Nghé.
Lăng Hoàng Gia, một công trình độc đáo kết hợp sự tài hoa của nghệ nhân đến từ Huế và Gò Công

lăng hoàng gia 5

Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826 do ông Phạm Đăng Tá con trai trưởng của Phạm Đăng Hưng, con trai tưởng của Phạm Đăng Hưng, xây dựng trên phần đất 3000 m2 trên nền cũ của dòng họ Phạm Đăng.
Lúc bấy giờ các nghệ nhân tài hoa bật nhất của cung đình Huế được phái đến và cùng nghệ nhân Gò Công xây dựng nên.
Năm 1849, Vua Tự Đức đã cho trùng tu, mở rộng nhà thờ và xây nhiều hạng mục khác
- Gian chính giữa thờ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng.
- Gian tả thờ Phước An hầu Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hưng.
- Gian tả ngoài cùng thờ Khả tự Phạm Đăng Tiên.
- Gian hữu thờ Bình thạnh bà Phạm Đăng Danh.
Tính đến đây đã có 2 lần trùng tu, một lần do vua Thành Thái lên ngôi năm 1888 và vua Khải Định 1921.
lăng hoàng gia 2
Ngày 2/12/1992, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Khu Lăng mộ Hoàng gia là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Điểm đặc biệt Mộ Phạm Đăng Hưng xây trên gò cao có hình dáng mai rùa, xây theo hình bát giác, trông vừa như một búp sen.
Mặt sau mộ, xây bình phong hình bán nguyệt, trên có chạm 4 con rồng, dưới có 5 con kỳ lân. “Ngũ đại thành xương - Tường lân ống hiện” (Năm đời danh giá tốt đẹp - Điềm lành kỳ lân hiện ra).
lăng hoàng gia 4
Vòng quanh mộ ông Phạm Đăng Hưng có một số phù điêu trang trí như búp sen, cá hóa rồng lại kết hợp nét chạm khắc của Phương Tây. Những hoa văn trang trí kiểu Pháp có thể được thêm vào từ những lần tu sửa đầu tiên vào năm 1889, tức năm Thành Thái nguyên niên và năm 1921, tức năm Khải Định thứ 6.
lăng hoàng gia 6
Về thăm Lăng Hoàng Gia Gò Công để hiểu thêm những bí ẩn lịch sử cũng như tham quan mảnh đất nổi tiếng với mắm tôm chà, món mắm tiến vua theo chân Thái Hậu Từ Dũ vào cung đình Huế, sau này được phổ biển rộng rãi, dùng để thiết đãi hoàng tộc. Trở thành niềm tự hào người dân Gò Công.
lăng hoàng gia 3

Tác giả bài viết: Nhật Trường

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây