Vùng đất được biết đến với mắm tôm chà trứ danh, sơ ri “vua vitamin” tại Gò Công đã xuất khẩu đi Nhật, hay tổ chim Yến nuôi tại đây đã trở thành tổ yến chất lượng có mặt trên thị trường.
Tịnh Độ Cư Sĩ Phật GiáoNgười sáng lập và là giáo chủ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là Đức Tông Sư Minh Trí tên thật là Nguyễn Văn Bồng sinh năm Bính Tuất (1886) tại xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc, là con thứ bảy của ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị An. Từ thuở còn nhỏ, ông đã nghiên cứu các bài thuốc chữa bệnh cứu người và giác ngộ giáo lý nhà Phật. Với nền tảng sẵn có cộng với tư chất thông tuệ, ông đã mau chóng tinh thông y dược cổ truyền Việt Nam, chủ trương dùng y học dân tộc để giúp đời, hoằng dương Phật pháp.
Đầu năm 1934, ông thành lập Tịnh độ Cư sĩ Phật hội và được giấy phép của chính phủ bảo hộ Pháp ngày 20-2-1934, lúc đó tên chính thức là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội. Tông Sư Minh Trí chuyển tải giáo lý, kinh sách nhà Phật qua ngôn ngữ thơ ca, văn vần và dưới dạng đối đáp ngắn gọn dễ hiểu, đồng thời hướng mọi người vào hoạt động phước thiện để giúp đỡ người nghèo khó. Hoạt động Phật pháp được gắn với từ thiện nhân đạo, nên số tín đồ ngày một đông.
Tịnh độ cư sĩ phật hội việt nam tại gò công, chuyên bóc thuốc và châm cứu miễn phí cho người nghèo. Tại đây có hơn 3000 cây thuốc Nam, thuốc nam dùng những cây cỏ thảo dược hằng ngày để làm thuốc. Những cây thuốc Nam đơn giản mọc xung quanh ta có khả năng trị bệnh, như mãng cầu xiêm, đọt nhãn lồng, đinh lăng,...
Mỗi ngày bóc thuốc nam theo thang và châm cứu hơn 300 lượt. Đa phần là dân lao động, người không có khả năng chi trả viện phí. Được phòng khám đông y bắt mạch và kê đơn hoàn toàn miễn phí. Một nghĩa cử nhân văn giữa đời thường, họ âm thầm làm việc hơn 60 năm qua giúp đời cứu người.
Kho thuốc hơn 3000 ngàn cây thuốc Nam được những nhà hảo tâm quyên góp, những cây thuốc quanh đơn giản quanh ta. Ngày nay những sản phẩm thiên nhiên được biết đến là một liệu pháp chữa bệnh tốt cho sức khỏe con người, không có tác dụng phụ. Nơi đây là mỗi ngày hơn 300 thang thuốc được đóng gói cẩn thận, bắt mạch chữa trị bệnh cho người nghèo hoàn toàn miễn phí. Một nỗ lực rất đáng ghi nhận sau hơn 60 năm thành lập
Phơi thuốc Nam trong sân. Không gian ở đây rộng rãi thoải mái, sạch sẽ. Nhờ những người được bốc thuốc miễn phí làm nghề xây dựng thiết kế mái che tự phủ bạt tự động khi trời mưa. Mọi công cụ ở đây đều được tự thiết kế mọi cách khoa học và bài bản nhờ vào lòng hảo tâm, nghĩa cử cho đi nhận lại.
Cụ ông đang đưa cây thuốc vào bào ra mỏng "Tụi tui dùng thuốc tại chùa miễn phí, giờ làm công đức để giúp chùa"
Cây Năm Gai được bào ra để sắt theo thang uống dùng chữa đau lưng nhứt mỏi, được nhà hảo tâm tài trợ tại vùng Sóc Trăng
Những cây thuốc đơn giản mà hiệu quả xung quanh ta, như cây nhãn lồng trị đau mất ngủ rất tốt
Nơi đào tạo đội ngũ phòng khám đông y tại đây, Chuyên nghiệp. Ở đây mọi người đa phần là ăn chay trường và phục vụ bệnh nhân hoàn toàn miễn phí không lấy bất cứ đồng tiền nào.
Được Lương Y Nguyễn Văn Hùng giới thiệu và tham quan tại chùa Hưng Thành Tự về bốc thuốc Nam cho chúng tôi những trải nghiệm tuyệt vời và biết thêm nhiều tấm gương sáng âm thầm lặng lẽ mỗi ngày giúp đời giúp người. Rất vui khi Sản phẩm Sâm Dây hay còn gọi là Hồng Đảng Sâm được nơi đây biết đến là một vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ cơ thể tuyệt vời.
Ao Trường ĐuaTại Gò Công có 1 cái hồ rất lớn ở chính giữa thị xã Gò Công, được gọi là Ao Trường Đua.
Ao Trường Đua (thị xã Gò Công) có lịch sử hình thành từ hơn 80 năm nay. Thời Pháp thuộc, nhằm mục đích lấy đất đắp đường vào chợ vốn xây dựng ở vùng đất trũng ven kinh rạch và chủ yếu để phục vụ nhu cầu giải trí xa hoa của giới thống trị, nhà cầm quyền huy động dân phu đào một ao vuông chu vi độ 3.000 mét, sâu 5 mét, bờ lề rộng 5 mét, giáp đường Tổng Thứ (nay là đường Nguyễn Huệ), dựng khán đài cho quan khách ngồi xem đua ngựa.
Năm 1863, ở Gò Công, chính quyền thực dân Pháp cho thành lập Nhà Bưu điện và điện tín có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ và sáu Trạm bưu điện ở các xã Bình Xuân, Đồng Sơn, Long Hựu, Tăng Hòa, Tân Niên Tây, Vĩnh Lợi.
Mỗi Trạm Bưu điện chỉ có một nhân viên, mà dân gian quen gọi là Tuần giả. Việc nhận – phát công văn, thư tín, bưu phẩm, v.v… của các Trạm Bưu điện đều dựa vào đôi chân đi bộ của các Tuần giả.
Mãi đến đầu năm 1917, các Trạm Bưu điện mới được trang bị xe đạp. Khi đó, xe đạp rất cồng kềnh và nặng nề; bánh xe được làm bằng sắt và được bao bọc bằng cao su đặc, chứ chưa có vỏ và ruột cao su như hiện nay.
Đến ngày mùng ba Tết Nguyên Đán năm ấy, theo lệ hàng năm, ngoài cuộc đua ngựa ở vòng quanh ao Trường Đua; chính quyền còn tổ chức thêm cuộc đua xe đạp. Đây là cuộc đua mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương, nên thu hút đông đảo quần chúng đến dự khán.
Thành phần tham dự cuộc đua là 6 viên Tuần giả của 6 Trạm Bưu điện và 2 nhân viên thuộc cơ quan thông tin. Theo thể lệ quy định, tám vận động viên phải chạy hai vòng quanh ao Trường đua với chiều dài tổng cộng là 6km và có ba giải thưởng : giải nhất 20 đồng (khoảng 70 giạ lúa), giải nhì 15 đồng (khoảng 55 giạ lúa) và giải ba 10 đồng (khoảng 40 giạ lúa). Cả Gò Công vừa được cấp 4 chiếc xe đạp dùng liên lạc công văn, giấy tờ mà không ai biết sử dụng. Thế nên trên Sài Gòn phải đưa một "chuyên gia" người Pháp về dạy cách dẫn xe, đạp xe.
Lăng Trương ĐịnhSau khi Trương Định mất ngày 20 tháng 8 năm 1864, Bà Trần Thị Sanh người vợ thứ của Trương Định đã nhận thi hài của ông mang về an táng trọng thể tại trung tâm huyện lỵ Tân Hoà nay là phường I, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Mộ Trương Định là di tích lịch sử dân tộc, thuộc loại hình di tích lịch sử nơi lưu niệm danh nhân lịch sử nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giữa những năm 1860 của thế kỷ 19. Ngôi mộ được xây dựng ngay khi ông mất năm 1864. Tại đây xưa kia là một gò đất cao, cây cỏ um tùm, chung quanh ao hồ nước đọng vì lúc đó dân Gò Công còn thưa thớt, về sau họ khai khẩn đất hoang làm đường và xây cất nhà cửa đông đúc như ngày hôm nay.
Bộ sách gỗ đạt kỷ lục Việt Nam về Anh Hùng Dân Tộc Trương Định
Nhà Đô Đốc Phú HảiVới các công trình còn lại của ngôi nhà và hơn 350 khuôn biển trang trí, đại tự, liễn khảm xà cừ và 70 cổ vật có trong nhà hiện nay thì nhà Đốc phủ Hải (TX.Gò Công) là một trong những ngôi nhà địa chủ phong kiến còn lại tiêu biểu nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà ở của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải là một di tích kiến trúc độc đáo cuối thế kỷ XIX, có lịch sử hình thành và phát triển khá phong phú. Đây là nơi bà Trần Thị Sanh (vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định) xây dựng vào năm 1860 và sinh sống.
Ngôi nhà chữ đinh ba gian lợp lá. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà Sanh vào chùa quy y, giao quyền trông nom ngôi nhà cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri Huyện Trường Bình.
Mắm Tôm Chà Gò Công, Đệ Nhất MắmNgười sành ăn thường tìm đến tận Gò Công mua mắm tôm chà để quanh năm suốt tháng trong nhà phòng để thay đổi khẩu vị hoặc thiết đãi khách quý
Biển Tân Thành Gò Công Tiền GiangBãi biển Tân Thành còn gọi là bãi biển Gò Công, kéo dài khoảng 7 cây số, với triền cát đen mịn trải rộng mênh mông. Nếu đến đây vào sáng sớm, bạn có thể đi trên chiếc cầu tàu dài 300m dẫn ra biển, rất hữu tình để ngắm bình minh nhô dần trên mặt biển, đón những tia nắng đầu tiên còn lung linh các hạt sương mai.
Con nghêuNgười ta nói “chánh quán” của con nghêu Gò Công nổi tiếng xưa nay chính là ở bãi biển Tân Thành. Mùa gió nồm tức gió đông nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hàng năm là mùa nghêu. Để thưởng thức món ngon dân dã này trọn vẹn, thì trước hết bắt đầu với việc tham gia đi đào nghêu. Khi nước ròng, hàng bao nhiêu người lần theo bờ nước rút, rồi dùng cào, dùng cuốc đào nghêu.
Thành quả là những con nghêu tươi rói. Nếu hấp lá chanh, lá sả, hay lá bưởi thì chỉ cần những con nghêu don don là đủ ngon, thơm miệng. Riêng món nghêu nhúng giấm mới là “độc chiêu” ở bãi biển Tân Thành, Tiền Giang. Thịt nghêu nhúng vô nồi giấm đang sôi, gắp ra, cuộn trong lớp bánh tráng đã sắp sẵn rau thơm cùng dưa leo, chuối chát, khóm, khế… chấm nước mắm chanh tỏi ớt.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền