Tây Nguyên mùa cao su đổ lá

Thứ ba - 09/09/2014 17:05
Cuối tháng 12, những mảng màu đất đỏ quyện sau những bánh xe lăn và màu nắng nhảy nhót trên những tán cây cao su đã chuyển sang màu vàng và đỏ rực rỡ.
Trên con đường quốc lộ 14 xuyên mảnh đất Tây Nguyên sớm nay lạnh hơn thường lệ. Những cơn mưa vừa đi qua mang theo không khí se se khiến bạn phải quàng ào ấm khi chạy xe. Cứ nghĩ trời đất Tây Nguyên quanh năm xanh không một gợn mây sẽ chỉ man mát mà thôi, ai dè tôi vẫn phải mũ áo chỉnh tề rồi mới đi tiếp được.

sâm dây kon tum

Mùa xuân là thời điểm những cánh rừng cao su thay lá. 

Trời đất vẫn xanh thăm thẳm với nắng vàng rót mật, nhưng cánh rừng cao su đầu tiên lướt qua khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng và nhanh chóng tấp vội vào lề. Vẫn là những hàng cây hun hút, thẳng tắp nhưng màu xanh của lá đã nhường chỗ cho sắc vàng xen lẫn đỏ. Một rừng cao su đang trong mùa chuyển lá tuyệt đẹp khiến bạn ngỡ như mình đang đi giữa mùa thu, lòng xao động ngổn ngang.

Không có những bóng công nhân thấp thoáng lấy mủ, chỉ có rừng cao su lặng lẽ trong tiếng gió reo vui, ánh nắng nhảy nhót và tiếng lạo xạo của lá vàng rơi dưới mỗi bước chân. Đạp chân trên những lớp lá vàng, đi bộ theo chiếc xe máy đang lăn bánh phía trước, cuốn theo màu đất đỏ và những chiếc lá nhảy nhót. Xe tắt máy, cả không gian im phăng phắc, hàng cây im lìm trong bóng nắng sớm.

sâm dây kon tum

Dù rất đẹp nhưng cây cao su rất độc, bạn nên thận trọng khi vào chơi trong những cánh rừng này.

Mùa xuân là mùa của vạn vật đâm chồi này lộc vươn những mầm xanh nhưng cũng là mùa của những cây cao su thay áo mới. Sau suốt chín tháng vươn mình và sản sinh ra dòng nhựa trắng, đây là quãng thời gian nghỉ lấy sức của loài cây quanh năm vất vả này. Mùa cao su không cho mủ, không có những vết cứa mới trên thân cây, không những dòng mủ trắng nóng hổi chạy quanh thân. Chiếc bát đựng mủ nằm im với những dòng chảy cô đặc màu nâu quánh. Cao su trút lá, rũ những mệt nhọc của mình một lần cuối trong năm, đốt nốt những tàn dư của mình thành màu vàng màu đỏ rực rỡ trên cành, trước khi rời mình xuống đất mẹ. Những tàn dư cuối cùng ấy tạo nên bức tranh tuyệt mỹ cho mảnh đất Tây Nguyên khô cằn, cây cao su với sức sống mãnh liệt, đến khi trút lá lìa cành cũng khiến người qua đường phải sững sờ vì cảnh sắc mà nó đem lại.

Cao su rụng lá rồi, rơi xuống nền đất đỏ, tự phân hủy theo những cơn mưa rồi tự bón mình cho đất, cho cây cao su. Mùa lá rụng nối tiếp mùa lá rụng nối tiếp nhau, tạo những thảm đất tốt tươi cho chính mình.

sâm dây kon tum

Mùa cao su đổ lá. 

Tôi đã từng đi qua nhiều mùa cao su nhưng hiếm khi dừng lại lâu đến thế. Đi trong rừng cao su dễ khiến bạn cảm giác thiếu oxy vì loài cây này rất độc, nhựa độc và những chiếc lá trao đổi khí trên thân mình cũng độc. Nhưng đi qua những rừng cao su bạt ngàn thẳng tắp trên con đường Tây Nguyên, gió cứ hun hút tứ bề, một màu sắc u tịch. Vào những đêm trăng sáng, cánh rừng tạo cảm giác liêu trai. Nhưng vào mùa chuyển lá, cả cánh rừng rùng mình khoác mảnh áo mới, tạo một vẻ đẹp đầy mê hoặc đặc biệt. Mọi vật đều sáng bừng lên trong nắng ấm.

Một mùa cao su rời cành lại sắp tới.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây