Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa đơn sơ năm 1967 do Đại Lão HT Thích An Chánh khai sơn và được TT Thích An Lộc trùng tu năm 1967. Đến năm 1998 ngôi chùa được giao lại cho sư cô Chúc Giác và Liên Duyên khi 2 cô tốt nghiệp khoá 3 Phật học Vạn Hạnh. Ngôi chùa còn có cái tên thân quen là chùa ông Ngộ từ đó hai cô đã nỗ lực phục hưng toàn diện cho chùa.
Qua cây cầu Kon Klor, đi thêm khoảng 6km quý khách đến làng dân tộc Bah Nar – Kon Klor để thưởng thức những bình rượu cần mà người dân bản địa làm, mỗi nơi đều có cách chế biến rượu cần khác nhau, đến đây quý khách sẽ thưởng thức một loại rượu cần đặc biệt mà người dân bản địa chế biến như là một công thức bí truyền của buôn làng.
Toà Giám Mục Kon Tum được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Đây là một công trình lớn trải dài 100m, có ba tầng. Trong đó tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông kiên cố. Còn hai tầng lâu trên là hệ thống kết cấu khung gỗ. Nét cổ kính được thể hiện qua mái nhà lợp ngói vẫn bền vững và hoài cổ với thời gian.
Khi du khách đến với thành phố Kon Tum, có một địa điểm du lịch nổi tiếng mà ai cũng muốn đến một lần. Đó là nhà thờ Gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn trăm năm. Nếu nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình là nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá, thì nhà thờ Gỗ Kon Tum được làm hoàn toàn bằng gỗ, từ xa nổi lên màu nâu bóng của gỗ cà chít. Đây là sự kết hợp hài hoà và nghệ thuật của phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba Na. Người Pháp là một bậc thầy về quy hoạch, con đường được thiết kế dẫn chính đến nhà thờ Gỗ Kon Tum và nhà thờ được một linh mục người Pháp thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918.
Đoạn tránh đường đèo Măng Đen dài gần 12 km khởi công từ đầu năm 2009 đã mở ra cho Măng Đen một con đường trong mơ đi thẳng tới đỉnh núi mây phủ quanh năm. Con đường mới qua đèo Măng Đen đã rút ngắn khoảng cách 3km so với đường đèo cũ. Đặc biệt, tuyến đường này được thiết kế thẳng hơn đường cũ, nhất là con đường được mở rộng kể cả mặt đường và tầm nhìn tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông.
Đến Kon Tum tận hưởng một mùa giáng sinh an lành và hạnh phúc và còn tìm hiểu nơi đây đã từng có nền văn hoá lâu đời. Thưởng thức một cốc cà phê nóng bên cái lạnh của vùng cao nguyên sẽ giúp bạn thư thái sau những tất bật của cuộc sống, tin tôi đi, bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời khi tới đây.
Cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc, thác Pa Sỹ là một nét chấm phá mới thuộc khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – điểm khởi đầu cho tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”.
Muốn có gỗ cất nhà phải làm lễ xin thần rừng, thỉnh thoảng vào rừng ngủ vài đêm để tỏ lòng thành kính hay phụ nữ đến kỳ sinh nở đều được đưa vào rừng để “vượt cạn”… đó là những tập tục đầy kỳ bí của người T’ré sống dưới chân núi thiêng Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, Kon Tum).
Trường Tiểu học Kim Đồng, thôn Klâu Ngol Ngo, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum (Kon Tum) cách thành phố Kon Tum gần 15km. Trường có 1 điểm chính và 2 điểm lẻ nằm cách xa nhau, trong đó có 1 điểm trường phải mượn tạm phòng sinh hoạt của Nông trường cao su Ia Chim để làm lớp học.
Môi trường trong lành, cảnh sắc hoang sơ, con người thân thiện, cùng với nét đẹp văn hóa truyền thống và dấu ấn lịch sử lâu đời..., Kon Tum là điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà còn với nhiều du khách nước ngoài.
Bà con ở tỉnh Kon Tum và ở các huyện phía bắc tỉnh Gia Lai từ nay đã có tuyến xe bus rất tiện lợi nối sân bay thành phố Pleiku và Kon Tum.
Khu vực Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới, mùa mưa và mùa khô rõ rệt đã khiến người làm kiến trúc rơi vào nhiều phen đau đầu. Trong khi yêu cầu của chủ nhà là “đông ấm hè mát” nhưng chi phí lại rất hạn hẹp. Hãy cùng xem kiến trúc sư Việt Nam đương đầu với thử thách này như thế nào.
Trên địa bàn xã Ya Xiêr có nhiều khu rừng mồ mả, nhiều người vẫn quen gọi là rừng ma nằm rải rác, đây là nơi đồng bào Gia Rai chôn cất người chết. Thường bị bỏ mặc sau lễ bỏ mả, những ngôi mộ nơi đây bị cây cối mọc um tùm bao quanh, tạo nên một bầu không khí u linh, rờn rợn.
Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, ngay trung tâm thành phố Kon Tum. Đến nay, nhà thờ đã hơn 100 năm tuổi. Những nơi tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa, gỗ có thể ngả sang màu nâu trầm, nhưng hầu hết vẫn còn nguyên màu tía đỏ như chưa hề bị tàn phá bởi thời gian, sự thất thường của mưa nắng cao nguyên này.
Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007, Đình Võ Lâm là một trong những di tích hiện đang được lưu giữ của làng cổ Võ Lâm, ngôi làng góp phần quan trọng vào việc hình thành nên thành phố Kon Tum ngày nay.
Bước chân vào thế giới bùa ngải của tộc người sống ven dòng Đắk Bla mà theo thổ ngữ có nghĩa “dòng sông ăn thịt người”, chúng tôi ghi nhận nhiều sự lạ
Xuất hiện trên địa bàn tỉnh không lâu nhưng các quán cà phê xay tại chỗ đã trở thành điểm đến của nhiều người. Đơn giản, bởi ở đó, mỗi người sẽ được thưởng thức một ly cà phê nguyên chất an toàn, đậm đà hương vị.
Tôi đến thăm Kon Tum một ngày cuối tháng 6. Ước mơ chiêm ngưỡng mùa hoa dã quỳ không thực hiện được nhưng còn nguyên vẹn những cảm xúc về ngôi làng Kon Klor xinh xắn; về một tòa Giám mục thanh thoát, yên bình với hai hàng sứ nở hoa trắng muốt, thơm dịu dàng ...
Đây là một công trình kiến trúc – địa chỉ văn hoá đặc sắc ở thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) mà du khách khó có thể bỏ qua.
Nếu đã tới Kon Tum, bạn có lẽ sẽ rất hối tiếc nếu chưa ghé qua Nhà thờ Gỗ – một trong những địa điểm nổi tiếng đẹp và có nét Tây phương hòa lẫn với nét văn hóa độc đáo của người bản địa nơi đây.