Rau sam thanh nhiệt, trị lỵ

Thứ ba - 05/08/2014 23:48
Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
Rau sam thanh nhiệt, trị lỵ
Rau sam thanh nhiệt, trị lỵ
Theo Đông y, rau sam vị chua, tính lạnh, vào đại tràng, can và thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tán huyết tiêu thũng. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra máu và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa.

Một số cách dùng rau sam làm thuốc:

Chữa lỵ:

Bài 1: rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g, sắc uống trong ngày; nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

Bài 2: rau sam 20g, cỏ nhọ nồi 20g, lá nhót 20g, búp ổi 20g. Phơi hay sấy khô, tán thành bột mịn, làm viên hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15g.

Bài 3: rau sam 50g, cỏ sữa nhỏ lá 50g, chỉ xác 20g, binh lang 20g, lá trắc bá 20g, vỏ rụt 20g, hoa hòe 20g. Sấy khô, tán bột. Uống 20g với nước vối.

Bài 4: Cháo rau sam: rau sam tươi 100 - 200g, gạo tẻ 90g cho thêm nước nấu cháo thêm chút muối, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ xuất huyết.

Bài 5: Rau sam xào: rau sam 250g, chiên với dầu thực vật, thêm chút muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ

Chữa đái buốt, đái ra máu:

Nước ép rau sam: rau sam 100g, rửa sạch, để ráo, giã vắt ép lấy nước, thêm nước sôi để nguội vào bã vắt lấy 100ml, thêm ít đường trắng khuấy đều. Ngày làm 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

Nước ép rau sam hòa mật: Nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu dắt, buốt.

Chữa xích bạch đới: rau sam 100g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm lòng trắng trứng vào; hấp chín. Ăn trong ngày, dùng liền 3 - 5 ngày.

Chữa chốc đầu trẻ em: Nước ép rau sam cô đặc, thêm ít mỡ lợn, trộn đều. Bôi lên chỗ chốc nhiều lần trong ngày.

Kiêng kỵ: Người bị hư hàn tiết tả (tiêu chảy) không dùng. 

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây