Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Mỗi lần có bạn từ phương xa đến, tôi cứ lo ngay ngáy, bởi ngoài việc chọn địa điểm để bạn tham quan thì việc đưa bạn mình đi thưởng thức món ẩm thực độc đáo nào riêng có ở Kon Tum cũng là cần phải cân nhắc lựa chọn. Trong hàng loạt đặc sản của Kon Tum được đưa ra giới thiệu, “ẩm thực ống lồ ô” là món ăn được những người bạn thành phố thích nhất, vì họ vừa có thể trải nghiệm vừa thưởng thức được các món ăn dân dã...
Người Kon Tum có lẽ ít ai không biết uống cà phê. Mỗi ngày, thành phố nhỏ Kon Tum dường như thức dậy cùng với hương vị của cà phê…
Người Ba Na sống dọc dòng chảy của sông Đắk Bla, tiếng bản địa là dòng sông ăn thịt người.
Xen giữa những dãy núi điệp trùng của Vườn quốc gia Chư Mom Ray là hệ thống khe suối chằng chịt. Sự chênh lệch đáng kể nơi diện tích bề mặt, tạo nên vô số những thác nước kỳ vĩ. Nổi bật trong số đó là thác “Bảy tầng”, thác “Nàng tiên” và thác “Khỉ”.
Tôi là một kẻ yêu thích sự cô đơn, yêu những con đường và cái cảm giác tự do tự tại mỗi con đường mang lại. Những ngày lang thang trên đường cùng con xe máy, đi qua từng vùng miền của Tổ quốc đã dạy cho tôi rất nhiều điều, để tôi hiểu được rằng đất nước mình đẹp và yên bình đến nhường nào. Và hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe chuyến du lịch Kon Tum – chuyến ghé thăm mảnh đất khô cằn nắng cháy nhưng ẩn chứa bên trong là vẻ đẹp của thiên nhiên tuyệt diệu, văn hóa đa dạng và đậm tình người.
Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào DTTS, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.
Mùa này, khi những cơn mưa đầu mùa thổi hơi ẩm vào tiết trời hanh hao, nhiều loại lan rừng bung hoa khoe sắc. Đây cũng là thời điểm người chơi lan chộn rộn tìm cho mình những loài lan yêu thích. Người có thâm niên, có kinh nghiệm thì chăm chăm tìm chọn những loài còn thiếu để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Người tập tành cũng náo nức lựa những loại hoa, màu hoa mà họ yêu thích...
Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng, vừa tạo thêm vẻ tráng lệ cho giáo đường. Những dãy ghế gỗ sắp thẳng tăm tắp bên trong cũng góp phần tạo thêm chiều sâu cho không gian trang nghiêm, mang đến cảm giác yên bình cho mỗi người khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ.
Sau khi chọn những con cá suối to bằng ba ngón tay, người ta đem làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh rồi trộn cùng với trứng kiến
Ngoài sâm Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum còn nổi tiếng với loại thảo dược quý khác là hồng đẳng sâm (còn được người dân địa phương gọi là sâm dây). Đây là loài thảo dược đang giúp nông dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hàng trăm người dân tộc Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum những ngày cận Tết nguyên đán 2018 đang tất bật đi lấy củi, góp gạo, thịt lợn, cùng gói bánh chưng dưới mái nhà rông.
Những ngày cuối năm, nhiều người dân ở huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) lại rủ nhau ngược núi cao hái cây đót về bán. Đi một ngày, mỗi gia đình kiếm được 300 – 400 nghìn đồng. Họ xem đây là ‘lộc trời’ dịp cuối năm, lại là lúc nông nhàn nên ai cũng ‘vui như Tết’.
Không chỉ TP.Đà Lạt mộng mơ mới có những cánh hoa mai anh đào rực rỡ, mà ngay tại Kon Tum cũng có hàng trăm cây hoa mai anh đào đang nhuộm hồng, khoe sắc giữa đồi núi.
Ắt hẳn, rất nhiều người sẽ bất ngờ khi nghe đến cái tên “xôi măng”, nhưng đối với người Kon Tum thì món ngon này lại làm nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của họ.
Gỏi lá Kon Tum là sự hòa quyện của vị chua, cay, ngọt, bùi, béo, nồng… Khi đã ăn một lần, con người ta sẽ nhớ mãi không thôi.
Món ẩm thực vừa ngon vừa lạ miệng này được coi là đặc sản sông nước vùng biên xã Ia Tơi.
Những cơn mưa đầu mùa đổ xuống như hối thúc cư dân Xơ Đăng xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) nhanh tay hơn cho vụ trồng sâm đương quy giống mới.
Muốn tường tận về “người rừng không đuôi” không thể không tìm đến thung lũng Mô Rai (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Chính ở nơi xa nhất của khu bảo tồn Chư Mom Ray này, người Rơ Mâm – 1 trong những tộc người ít nhất Việt Nam – đã lập làng và sinh sống. Giữa tứ bề núi non trùng điệp, những cụ già ở đây vẫn nhớ như in về những lần “giáp mặt” người rừng…
Từ trung tâm thành phố Kon Tum theo đường 14 đi khoảng 45 km tới ngã ba Tân Cảnh, Đắk Tô, từ ngã ba Tân Cảnh đi vô địa danh Charlie khoảng 10 km. đồi Charlie cánh trung tâm thị trấn Đắk Tô khoảng 5km theo đường chim bay.