Có những lý do để xây ngôi nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ độc đáo này:
- Hội nhập văn hóa theo kiến trúc của cư dân bản địa: nhà rông, nhà sàn của người dân tộc đều được làm bằng gỗ tre nứa, mái tranh.
- Cây gỗ tại địa phương Tây Nguyên vốn còn tương đối dồi dào, dễ khai thác. Các vật liệu khác còn hiếm trên miền Kontum.
- Vật liệu gỗ tốt có độ bền chắc và có sẵn nguồn thợ giỏi đến từ đồng bằng, bảo đảm xây dựng công trình chắc chắn và mỹ thuật…
Tạp chí Hlabar Tơbang số 27 năm 1913 đã ghi lại tường thuật của cha Bề trên Kemlin về quang cảnh ngày dựng sườn nhà thờ thật náo nhiệt, vui tươi: các vì gỗ được kéo lên theo hiệu lệnh của trống và tiếng hô nhịp nhàng, chính xác của người điều khiển. Công việc thật khó khăn và nặng nhọc! Những cột gỗ to tròn, dài và nặng được gắn kết với những cây đà lớn, vuông vức, do các thợ mộc tài giỏi, khéo léo đục đẽo, ráp mộng sít sao…được kéo lên bởi dây thừng, hoàn toàn bằng sức người. Với quyết tâm của tất cả mọi người, công việc diễn ra suôn sẻ và ngày đầu tiên cũng đã dựng lên được bốn gian. Công việc cứ thế tiếp tục trong những ngày tiếp sau:
“Ấm áp của mùa hè! Mặt trời vừa ló rạng khỏi dãy núi phía đông. Lòng người rộn rã như tiếng sấm mùa hè. Tùng, tùng, tiếng trống vang dội kêu gọi dân làng đến để dựng nhà thờ! Từ sáng sớm, có hai cha là cha Phước và cha Lê đã chuẩn bị đầy đủ, nào dây thừng v.v… Dân Kontum, anh em người Kinh và tất cả người Bahnar ra tập trung để chung sức kéo dựng. Đức cha và các cha đứng gần đó để coi. Gian đầu tiên, người ta kéo từ từ coi thử dây cột có chắc không; biết đã chắc rồi, cha Phước hô một tiếng to: phắt, tùng tùng, ông già đánh trống giữ nhịp độ kéo, người ta kéo các cột từ từ lên và dựng đứng thẳng. Trong lòng mọi người an tâm; họ thấy dễ dàng và không lo gì nữa. Từ sáng sớm đến trưa, người ta dựng được hai gian rồi. Trưa nghỉ ăn cơm. Ăn xong, họ bắt tay vào việc cho đến chiều tối, cũng dựng được hai gian. Ngày hôm sau, cũng dựng được 4 gian nữa; ngày thứ tư đã hoàn tất. Cảm ơn hai cha Phước và cha Lê đã hướng dẫn, chỉ bảo trong công việc dựng nhà thờ này. Trời đẹp quá, nếu sau này làm hoàn thành tất cả, thì sẽ đẹp hơn các nhà thờ khác: chiều dài, cũng dài hơn nhà thờ Rơhai; chiều rộng có phần ngắn hơn đôi chút. Hiện giờ, nhà thờ Kontum này họ đã lợp tranh. Cho nên, ngày kiệu Thánh Thể, cha Đệ đã dâng Thánh lễ tại đó để cầu xin Chúa ban phúc lành hồn xác cho các ân nhân ngoại quốc đã giúp dân làng Kontum có nhà thờ đẹp mới này.
Nhà thờ Kontum năm 1927 (Hình trích từ báo Les Missions Catholiques số 3050, 9.12.1927, tr.577).
Năm 1947-trích từ video “Kontum et
sa région en 1947” của Michel Grisey.
Lễ tấn phong Giám mục
Martial Jannin (Phước) ngày 23.6.1933.
Năm 1967 (www.panoramio.com)
Vào những năm 1994 _ 1995 Một thầy giáo người Anh Mark Ric-hardson đã từng là thầy giáo dạy tiếng anh, ông nhắc tới sự phục hồi của nhà thờ gỗ , lúc đó ông cùng tham gia thực hiện lại các của sổ của nhà thờ gỗ cũng một số bạn bè người Việt , những bức ảnh của ông hiện nay ông mới chia sẽ cho trang , ông hy vọng mọi người sẽ biết nhiều hơn về việc cải tạo và phục hồi nhà thờ gỗ
Ông nói những năm đấy rất nghèo và hầu như là những con đường đất , và bây giờ sau 10 năm ông đã thấy được sự thay đổi của nó
Cảm ơn Mark Ric-hardson đã chia sẽ những thông tin và những hình ảnh này