Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyếnVạn Chữ Tín - Triệu Niềm Tin
Bức tranh muôn màu trên dòng sông Đăk Bla Kon Tum
Chủ nhật - 26/10/2014 22:48
Sông Đăk Bla là hợp lưu của ba con sông Đăk Akoi, Đăk Nghe và Đăk Pone. Bắt nguồn từ phía bắc huyện Đăk Hà và Kon Plong gặp nhau tại Kon Brai, rồi chảy vào thung lũng, uốn khúc bao quanh ba mặt phía đông, nam và tây thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Dòng sông Đăk Bla – một phong cảnh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum và cũng là một nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ khi đã một lần đặt chân đến nơi này: Ðăk Bla chiều cao nguyên/ Ngát hương thơm cỏ lá/ Kơ-nia vẫy tay như mời gọi/ Khách xa dừng nghỉ ngơi/ Gió cao nguyên rong chơi/ Tìm con thuyền xuôi mái/ Sóng lăn tăn vỗ bờ/ Như níu người bạn xa…
Người dân qua sông và trở về làng sau một ngày lao động vất vả.
Phút nghỉ ngơi bên sông.
Thỏa thích trên sông.
Thuyền độc mộc – một phương tiện đi lại trên sông luôn gắn liền với đời sống của người Ba Na. Thuyền giúp người dân vận chuyển lúa, bắp trên nương rẫy; măng, củi, gỗ… trong rừng xuôi về làng.
Nhà rông ven sông Đăk Bla – một điểm nhấn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Vượt sông.
Chiều về, con sông Đăk Bla nhuộm một màu cam đỏ rực rỡ, lung linh.
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.
Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...
Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...