Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Hiện đang vào mùa săn sâu muồng Tây Nguyên, đặc sản lạ này đang trở thành hàng hot được dân Hà Nội săn mua với giá khá đắt đỏ.
Rừng nguyên sinh phủ kín khắp nơi, khí hậu mát mẻ quanh năm với nhiều thắng cảnh hồ, thác khiến du khách ngỡ lạc bước giữa "thiên đường nghỉ dưỡng" khi đến với Măng Đen (Kon Tum).
Khi đến với Kon Tum chúng ta phải đi ngang qua một con sông, đó là dòng Đắk Bla nơi gắn liền với bao nhiêu truyền thuyết và huyền thoại. Từ xa xưa người dân nơi đây vẫn còn truyền miệng những câu chuyện giải thích hiện tượng chảy ngược và màu nước đỏ thẫm của dòng sông Đắk Bla. Nếu ai để ý và quan sát kỹ sẽ thấy Sông Đắk Bla Kon Tum lại chảy theo hướng Đông – Tây, ngược so với những con sông khác ở nước ta, đã tạo nên nét riêng nét độc đáo và trở thành biểu tượng của tỉnh Kon Tum.
Sau 4 năm xây dựng đến năm 2017 chùa đã khang trang với nhiều công trình kiến trúc phật giáo. Chùa có hai hướng để lên, nếu du khách muốn được leo những bậc thang để viếng thì đi cửa trước, bước lên từng bậc đi lên núi. Nhưng nếu sức khoẻ không được tốt nhất là những người cao tuổi thì chùa có con đường phía sau dẫn lên thẳng chùa. Không gian ở dưới chùa rất yên bình và thanh tịnh, không khí trong lành, xa xa là những cánh rừng của núi rừng Măng Đen. Nếu đến đây lần đầu khi chạy qua con đường này, chúng ta sẽ không biết cứ tưởng rằng chùa khánh lâm chưa hoàn thiện chỉ mới có tượng phật di lặc, chúng ta men theo con đường dẫn lên núi thì đây là một ngôi chùa lớn uy nghi và đẹp. đi lên từng bậc thang, hai bên là hai hàng cây cứ tưởng chừng đang bước đi trong một khu rừng và quả thật nơi đây rất thích hợp để thiền định.
Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa đơn sơ năm 1967 do Đại Lão HT Thích An Chánh khai sơn và được TT Thích An Lộc trùng tu năm 1967. Đến năm 1998 ngôi chùa được giao lại cho sư cô Chúc Giác và Liên Duyên khi 2 cô tốt nghiệp khoá 3 Phật học Vạn Hạnh. Ngôi chùa còn có cái tên thân quen là chùa ông Ngộ từ đó hai cô đã nỗ lực phục hưng toàn diện cho chùa.
Qua cây cầu Kon Klor, đi thêm khoảng 6km quý khách đến làng dân tộc Bah Nar – Kon Klor để thưởng thức những bình rượu cần mà người dân bản địa làm, mỗi nơi đều có cách chế biến rượu cần khác nhau, đến đây quý khách sẽ thưởng thức một loại rượu cần đặc biệt mà người dân bản địa chế biến như là một công thức bí truyền của buôn làng.
Toà Giám Mục Kon Tum được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Đây là một công trình lớn trải dài 100m, có ba tầng. Trong đó tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông kiên cố. Còn hai tầng lâu trên là hệ thống kết cấu khung gỗ. Nét cổ kính được thể hiện qua mái nhà lợp ngói vẫn bền vững và hoài cổ với thời gian.
Khi du khách đến với thành phố Kon Tum, có một địa điểm du lịch nổi tiếng mà ai cũng muốn đến một lần. Đó là nhà thờ Gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn trăm năm. Nếu nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình là nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá, thì nhà thờ Gỗ Kon Tum được làm hoàn toàn bằng gỗ, từ xa nổi lên màu nâu bóng của gỗ cà chít. Đây là sự kết hợp hài hoà và nghệ thuật của phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba Na. Người Pháp là một bậc thầy về quy hoạch, con đường được thiết kế dẫn chính đến nhà thờ Gỗ Kon Tum và nhà thờ được một linh mục người Pháp thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918.
Đoạn tránh đường đèo Măng Đen dài gần 12 km khởi công từ đầu năm 2009 đã mở ra cho Măng Đen một con đường trong mơ đi thẳng tới đỉnh núi mây phủ quanh năm. Con đường mới qua đèo Măng Đen đã rút ngắn khoảng cách 3km so với đường đèo cũ. Đặc biệt, tuyến đường này được thiết kế thẳng hơn đường cũ, nhất là con đường được mở rộng kể cả mặt đường và tầm nhìn tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông.
Đến Kon Tum tận hưởng một mùa giáng sinh an lành và hạnh phúc và còn tìm hiểu nơi đây đã từng có nền văn hoá lâu đời. Thưởng thức một cốc cà phê nóng bên cái lạnh của vùng cao nguyên sẽ giúp bạn thư thái sau những tất bật của cuộc sống, tin tôi đi, bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời khi tới đây.
Kaly Tran sinh năm 1988, người dân tộc Ba Na, hiện đang sống tại làng Kon Klor, thành phố Kon Tum (Kon Tum) là người rất tâm huyết với văn hóa Tây Nguyên.
Cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc, thác Pa Sỹ là một nét chấm phá mới thuộc khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – điểm khởi đầu cho tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”.
Nhận thấy dê dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc và có khách hàng, ông Trần Bá Thu ở tỉnh Kon Tum đã bán đàn bò và chuyển sang nuôi dê, thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Nằm ở độ cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là địa bàn của nhiều cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sâm đương quy, hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử… Ngoại trừ sâm Ngọc Linh là loại cây quý hiếm, vốn đầu tư cao, những năm gần đây, người dân của huyện nghèo 30a Tu Mơ Rông đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ trồng sâm đương quy, sâm dây và ngũ vị tử. Hộ bà Y Hlạng ở thôn Bu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông là một điển hình.
Muốn có gỗ cất nhà phải làm lễ xin thần rừng, thỉnh thoảng vào rừng ngủ vài đêm để tỏ lòng thành kính hay phụ nữ đến kỳ sinh nở đều được đưa vào rừng để “vượt cạn”… đó là những tập tục đầy kỳ bí của người T’ré sống dưới chân núi thiêng Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, Kon Tum).
Bằng tình yêu với âm nhạc truyền thống của người Ba Na, chàng trai trẻ sinh năm 1988, Kaly Tran ở làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, TP.Kon Tum (Kon Tum) đã lập ra một ban nhạc để người già, người trẻ có thể sống lại những ngày tiếng cồng chiêng, tiếng đàn vang rộn rã khắp buôn làng.
Trường Tiểu học Kim Đồng, thôn Klâu Ngol Ngo, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum (Kon Tum) cách thành phố Kon Tum gần 15km. Trường có 1 điểm chính và 2 điểm lẻ nằm cách xa nhau, trong đó có 1 điểm trường phải mượn tạm phòng sinh hoạt của Nông trường cao su Ia Chim để làm lớp học.
Mới đến lưng chừng đèo Măng Rơi, tôi đã cảm giác thời tiết thay mùa. Cái nắng cô đặc bên này đèo cứ nhạt dần rồi loãng ra bởi cái lạnh ập xuống từ những đám mây lởn vởn trên các triền núi cao. Trước mặt, những núi là núi, đường lên huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) xa thẳm, đượm buồn của một xứ nghèo...
Để phá bỏ dần sự lệ thuộc vào cây sắn hay lúa rẫy đang ăn sâu trong tiềm thức của người dân, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã hỗ trợ cây dược liệu cho bà con. Những vườn đương quy, sâm dây... ngày càng được mở rộng giúp bà con có thu nhập ổn định.
Môi trường trong lành, cảnh sắc hoang sơ, con người thân thiện, cùng với nét đẹp văn hóa truyền thống và dấu ấn lịch sử lâu đời..., Kon Tum là điểm đến hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà còn với nhiều du khách nước ngoài.