Hiện nay một số bạn hỏi chúng tôi khi đi ngang qua đoạn đường Đà Nẵng về Kon Tum thấy bán rất nhiều sâm dây tươi, tại sao khi ngâm Sâm Dây lại có vị đắng như Mật Nhân?
Theo như kinh nghiệm của chúng tôi, cũng như đã đi qua đoạn đường này, vị thuốc các bạn đang ngâm là Bách Bộ. Người dân tại đây nói là Sâm Dây, 1 phần nó rất giống với Sâm Dây (Hồng Đảng Sâm)
Sâm Dây(Hồng Đảng Sâm) là một vị thuốc quý khi ngâm sẽ có vị ngọt và thanh mát, củ Sâm được trồng 2 năm có tác dụng bồi bổ cơ thể, còn Bách Bộ thu hoạch sớm hơn và có công dụng dùng trị ho, giun đũa, giun kim. Bề ngoài 2 củ này về tươi rất giống nhau và khi phơi khô nhìn rất khó phân biệt. Chỉ khi ngâm thì mới phát hiện ra. Nên 1 phần người dân đem ra bán kiếm lời mà không biết thực sự cây thuốc mình đang bán là gì.
Quý khách vui lòng xem kỹ nội dung phân biệt của chúng tôi trước khi lựa chọn mua, hoặc có thể nhờ chúng tôi tư vấn
Sâm Bách Bộ hiện nay không chỉ giống Sâm Dây Kon Tum (Hồng Đẳng Sâm hay Đảng Sâm) mà nó có vị đắng như Sâm Ngọc Linh, nhiều người không hiểu biết sẽ bị lừa đây là Sâm Ngọc Linh với giá rẻ.
Gã thanh niên (bên trái) chào bán rễ cây bách bộ và thứ được gọi là sâm Ngọc Linh. - Vietnamnet
Những điểm so sánh cơ bản mà chúng tôi nêu ra ngoài ra cần có kinh nghiệm khi tiếp xúc nhiều với Sâm Dây, vì bề ngoài trông rất giống nhau.
Đặc biệt sau khi phơi khô nhìn rất giống, quý khách cần chú ý những điểm dưới đây
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền