Theo cẩm nang du lịch Kon Tum, mùa
táo mèo ra hoa thường là tháng 3, đến chừng đầu thu tháng 8 thì cho ra quả chín. Ở tỉnh Kon Tum thì hai huyện Kon Plông và Tu Mơ Rông là vùng đất có nhiều
táo mèo nhất, đến mùa những cây táo mèo chín vàng, thơm ngào ngạt. Người dân ở đây gọi táo mèo là quả Sơn Tra. Đến đây, vào mùa
táo mèo chín, kiếm thêm một chén muối ớt để chấm thì không gì tuyệt bằng, vị ngọt tự nhiên xen lẫn vị chan chát đặc trưng sẽ khiến nhiều thực khách muốn ăn mãi.
Táo mèo cũng được nhắc đến nhiều trong ẩm thực Kon Tum vì những món ngon của xứ này càng thêm ngon khi có rượu
táo mèo được kèm theo. Ấy là dịp để người ta nói đến trái
táo mèo địa phương, dùng để ngâm rượu thế nào. Người dân ở đây thường chọn những quả
táo mèo chín cây, còn thơm lừng, tươi nguyên đem về ngâm rượu. Trong khoảng một tháng sẽ cho ra rượu
táo mèo nước sóng sánh vàng, tỏa mùi hương nồng nàn, vị chua ngọt đậm đà. Rượu
táo mèo cũng vì thế mà trở nên dễ uống, dễ ghiền và có nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe như giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu, an thần, cân bằng sinh lý,…Bởi thế nên rượu
táo mèo trở thành thuốc uống quen thuộc vào mỗi bữa cơm của người dân nơi đây.
Bên cạnh đó,
táo mèo còn được dùng làm mứt rất ngon. Những dịp tết, mứt
táo mèo trở thành món ăn được lựa chọn của rất nhiều người. Hoặc táo mèo cũng có thể làm giấm để ăn cùng gỏi, rau sống đều rất tuyệt vời.
Ai một lần đi tour du lịch đến với phố núi Kon Tum, bên cạnh thưởng ngoạn những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thì đừng quên thưởng thức nét độc đáo trong ẩm thực địa phương, cũng như không quên đặc sản
táo mèo. Với những món ăn đậm chất rừng núi như thịt dế, măng rừng, rau dớn…kèm theo chút rượu
táo mèo nguyên chất, hay chỉ đơn giản thưởng thức trái
táo mèo tươi rói mới hái, hoặc mua một ít về làm quà cho miền xuôi, hẳn sẽ thêm nhớ thương Kon Tum hơn rất nhiều.