Lúc bắt đầu gieo lúa trên nương rẫy đến khi gặt lúa bỏ vào kho, người Gia Rai ở Kon Tum làm tục cúng vòng đời của lúa bao gồm như: Cúng tỉa lúa, cúng mừng lúa trổ, cúng mừng lúa mới, bỏ lúa vào kho. Những lễ cúng này, theo bà con quan niệm là để làm lễ tạ ơn thần linh, giúp cai quản ruộng lúa không bị chim, chuột hay heo rừng quấy phá và còn cho được mùa lúa chất đầy kho.
Đoạn đường tránh đèo Măng Đen ("Đà Lạt thứ 2" ở Kon Tum) mới hoàn thành ngắn hơn và đẹp hơn nhiều đường cũ.
Một Bắc Tây Nguyên đại ngàn với pơ tao, rượu cần, thổ cẩm, tượng nhà mồ, đàn voi đi giữa suối rừng hùng vĩ; một Ngọc Linh kỳ bí linh thiêng, quần tụ xung quanh là Mường Hoong, Ngọc Phan, Ngọc Lum Heo,...
Sẽ là thiếu sót lớn nếu như bạn lên thăm phố núi Kon Tum mà lại không ghé thăm Kon K’Tu - một trong những ngôi làng cổ xưa vào bậc nhất Tây Nguyên. Những ngày cuối xuân ngôi làng này chìm trong sắc hoa mai anh đào tím hồng, giữa ruộng lúa xanh bát ngát là những mái nhà sàn yên bình, những nụ cười ấm áp,… Tất cả tạo nên vẻ rực rỡ, mà mộc mạc đáng yêu cho Kon K’Tu xinh đẹp.
Hà Mòn là một xã vùng sâu của huyện Đắc Hà (Kon Tum), toàn xã có 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều năm trước, đói nghèo và sinh nhiều con luôn là vấn đề nhức nhối ở địa phương. Nhưng từ năm 2008, khi được nhà nước đầu tư điện, đường, trường, trạm kịp thời, Hà Mòn đã từng bước đổi thay. Đặc biệt, đầu năm 2012, Hà Mòn là xã đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Nói đến Kon Tum, nói đến đặc sản, Gỏi lá 2 lần một trong 10 đặc sản được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á, Ngoài ra có Cơm Lam, Heo rẫy nướng, Các món nướng trong ống lô ô, Cá tầm Kon Tum, Gà nướng Măng đen, Cá gỏi kiến vàng, Dế chiên Kon Tum, Lá mì, Thịt nhím, Thịt chuột đồng, Cá chua,...tạo ra một cái gì đó rất chất, Chất Kon Tum.
Đăk Glei là huyện xa nhất của tỉnh Kon Tum, nhắc đến mảnh đất này người ta không thể quên được năm tháng lịch sử hào hùng cùng với những địa điểm như dèo Lò Xo, ngục Tố Hữu, núi Ngọc Linh,... Đăk Glei ngày hôm nay đã vươn mình thức dậy, bắt kịp nhịp phát triển của cả tỉnh, mang dáng vóc của một đô thị mới. Bằng nội lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và vốn văn hóa bản địa độc đáo Đăk Glei đang trở thành một trong những điểm đến mới lạ.
Tối 2/4, hàng vạn người dân cùng du khách trong nước và nước ngoài đã có mặt tại Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) để thưởng thức những điệu xoang, tiếng cồng chiêng mê hoặc.
Kon Plong cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km, nơi đây có thị trấn Măng Đen xinh đẹp với khí hậu cao nguyên đặc chủng, quanh năm được bao phủ bởi lớp lớp sương mù, rừng núi trùng điệp, cây cỏ hoa lá tươi tốt. Bằng tiềm năng sẵn có, Kon Plong mang nội lực rất lớn trong phát triển du lịch sinh thái và nơi đây còn quyến rũ hơn nhờ hương men rượu từ sản vật núi rừng.
Vùng đất Kon Plông được ví như Đà Lạt thứ hai của Việt Nam. 40 năm sau giải phóng và 12 năm thành lập huyện, tiềm năng to lớn của vùng đất này đã được đánh thức. Từ hoang sơ thủa nào, Kon Plông đang thay da đổi thịt từng ngày, dần xứng đáng với kỳ vọng là vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum.
Tháng ba Tây Nguyên, tháng của những vạt nắng vàng mênh mông, những cơn gió lùa nhau ào ạt qua triền núi, tháng của hoa pơ lang rực rỡ, là thời khắc núi rừng bừng lên sức sống mãnh liệt. Ngược lên vừng Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei tiết trời vẫn còn se se lạnh, lấp lánh màu hoa táo mèo (sơn tra) bung nở trắng muốt, điểm xuyết cho mùa xuân Tây Nguyên thêm nét rực rỡ, ấn tượng. Chẳng mấy chốc đến đầu mùa thu, lấp ló dưới cành lá xanh tươi là những quả táo mèo tròn căng, vị chát nhẹ pha chua ngọt ngào, mùi thơm hấp dẫn.
Tháng tư về, núi rừng Kon Tum bắt đầu mùa mưa, bà con đồng bào Giẻ Triêng, Cờ Tu, Ba Na lại rủ nhau vào rừng hái ít nấm, rau dớn mang về. Dưới những vạt rừng âm u, ánh nắng mặt trời chiếu len lói, hay bờ suối ẩm ướt rong rêu, có từng vạt rau xanh ngắt nổi lên những cái tua cuộn tròn, xanh non, mỡ màng. Rau dớn đi vào đời sống người dân tộc nơi đây như một loại rau thiết yếu, không những vậy còn có tác dụng trong y học và là hình tượng trong kiến trúc.
Cùng với điều kiện tự nhiên và địa hình với sự đa dạng đã tạo cho Kon Tum một nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình du lịch có thể khai thác như: Du lịch danh lam thắng cảnh và du lịch di tích lịch sử - văn hoá.
Nồng nàn và ngọt ngào, đó là hương thơm đặc trưng của hoa cà phê phố núi Kon Tum. Mỗi sáng thức giấc, người phố núi không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh tự nhiên: Thảm hoa trắng muốt, tinh khôi, nối tiếp nhau đến tận chân trời, tỏa ra hương thơm vương vấn, quấn quýt. Ta tưởng rằng đang đứng trước tuyết mùa đông trắng xóa, mang đến vẻ quyến rũ một cách hoang sơ mà lộng lẫy cho núi rừng Kon Tum.
Nhà rông Kon Klor, bảo tàng Kon Tum, nhà thờ Gỗ hay khu du lịch Măng Đen là những điểm đến thú vị dành cho du khách khi có dịp đến với mảnh đất Tây Nguyên này.
Kon Plông là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, nơi đây được thiên nhiên ban cho những điều kiện tuyệt vời: nằm ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, không khí mát mẻ, cây cối xanh tươi, hoa lá nở bốn mùa. Rất nhiều du khách ghé thăm nơi đây đều tấm tắc khen tiết trời dễ chịu, khung cảnh thần tiên, như thật như mơ này. Và rồi, vì quá yêu Kon Plông, du khách đã ví von thị trấn Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai” như một sự so sánh ngầm về tiềm năng du lịch và tương lai phát triển. Đã lên Măng Đen, ngắm thông xanh bạt ngạt, những con thác trắng xóa, sương mờ ảo, đã ngắm hoa sim, hoa lan rực rỡ mà không có được chút quà mang về tặng người thân thì sẽ làm du khách thấy thiếu đi hương vị mộc mạc của núi rừng, nơi mà mình yêu mến...
Ngọc Hồi là huyện biên giới của tỉnh Kon Tum, nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km về phía bắc, là vùng đất vô cùng phong phú, độc đáo về văn hóa và giàu tiềm năng du lịch.
Nhiều chàng trai châu Âu có lẽ do cơ duyên sắp đặt đã tìm về làng Kon Tum Kơnâm để được làm rể nơi đây.
Với quan niệm vạn vật hữu linh, nên từ xưa đến nay người Ba Na tin rằng họ sống giữa một thế giới đầy những thần linh. Tất cả mọi việc có liên quan đến đời sống hàng ngày của con người đều được người Ba Na tin là đang có thần cai quản, trông nom. Những lực lượng thiên nhiên và siêu nhiên này đã tác động vào mọi mặt đời sống tâm linh của họ, được họ chia thành hai bậc khác nhau (Thượng đẳng thần và Hạ đẳng thần) và làm lễ chiêm bái hàng năm.
Vào “thung lũng sâm đắng” Măng Ri, thật bất ngờ trước một tuyệt cảnh đẹp như bức tranh sơn dầu hiện ra ở nơi cao nhất của đỉnh Trường Sơn.