Cuối cùng thì chiếc xe cũng đã dừng lại ở bên kia cầu, nơi thấp thoáng bóng người thân đang đợi. Giữa trời chiều, quê nhà thật nắng quá, gió thổi rát mặt từng hồi. Chiếc cầu cong cong in bóng dưới mặt nước xanh dịu hiền. Nhìn những cánh đồng lúa chín bạt ngàn, tôi như muốn hét lên và thả hồn mình vào những dập dờn sóng vàng. Chẳng biết nên chọn một tính từ nào phù hợp cho đúng tâm trạng của mình lúc này, tôi chỉ biết rằng trong lòng có một chút gì đó nhớ nhung, một chút gì đó bùi ngùi, rồi gì như có lỗi và thêm một chút yêu thương nữa giữa miên man cảm xúc ấy.
Trên hành trình bụi khám phá đất và người Tây Nguyên, chúng tôi ấn tượng mạnh với chữ tình ở nơi đây, thân thiện, cởi mở, nồng nàn. Mỗi lần nhắc đến Kon Tum là tôi muốn trở lại.
Giữa đêm đông lạnh giá, bếp lửa vẫn bập bùng trong những ngôi nhà sàn, tỏa ra ánh sáng ấm áp, bất chấp gió mưa, che chở cho dân làng qua mùa đông lạnh lẽo. Là nơi để nấu cơm, sưởi ấm, nơi người già kể chuyện, người trẻ học những câu chuyện cuộc đời, nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nơi tụ hội cho những câu hát, giao duyên, khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa. Bếp lửa đối với người dân tộc thiểu số Kon Tum không chỉ là không gian sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình mà còn mang ý nghĩa tâm linh cao cả.
Thuyền độc mộc là một trong những loại phương tiện dùng để đi lại trên sông và đánh bắt thủy sản từ lâu đời của của đồng bào các DTTS khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Tuy nhiên, vẻ độc đáo gắn liền với đời sống, bản sắc văn hóa của loại phương tiện này không phải ai cũng biết, còn với những người tâm huyết thì lại đau đau với nỗi lo mai một...
"...(Cây Kơ Nia) không có một truyền thuyết hay một sự tích kỳ bí nào dành cho nó..." Thế nhưng, tôi lại vẫn thường nghe một sự tích trong dân gian kể về loài cây này. Xin kể lại cho các bạn cùng nghe
Đồng bào Xơ Ðăng cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum; hai huyện: Trà My, Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) và H.Tây Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Đặc biệt ở Kon Tum và Quảng Nam, đồng bào Xơ Đăng "hội tụ" đông đảo ở khu vực xung quanh đỉnh Ngọc Linh (cao từ 1.200 - 2.000m so với mực nước biển), lập thành từng làng, có nhà sinh hoạt cộng đồng (hay nhà Rông) rất đẹp, cao ráo, rộng rãi để làm nơi hội họp, sinh hoạt.
Hành trình lên Khu du lịch Măng Đen (thuộc tỉnh Kon Tum) khá vất vả bởi con đèo ngoằn ngoèo cùng đoạn đường không mấy phẳng phiu. Ấy vậy mà chỉ một vài phút chạm chân vào đất Măng Đen, bao nhiêu khó nhọc của đường đi dường như đều tan biến. Trước mắt tôi, cảnh đẹp hiện ra hùng vĩ đến nao lòng!
Cùng cô gái trẻ trải nghiệm hai ngày "sống thử" vô cùng thú vị ở bản Konpray Yu (Kon Tum) cheo leo lưng chừng núi.
Khác hẳn đôi mắt dữ dội giữa buổi chiều cao nguyên ở Buôn Mê Thuột hay vẻ xô bồ giàu có của Pleiku, thành phố Kon Tum chỉ là một góc rất bé, rất hiền, rất chậm chạp , y như khi cầm một nắm đất đỏ trong tay, người ta ngửi thấy mùi thơm dịu từ sắc màu rất dữ dội đó.
“Thoang thoảng đậm đà hương cà phê Ngọt ngào hoa trắng lối đi về”Khắp đất trời năm tỉnh Tây nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) như đang được nhuộm trắng màu hoa cà phê.
Dòng sông Đăk Bla như một dải lụa mềm vắt qua thị xã Kon Tum. Du khách đến đây sẽ có một kỷ niệm đáng nhớ nếu được xuôi ngược dòng sông này trên thuyền độc mộc của người Ba Na.
Việc xây dựng những công trình thờ phượng hoàn toàn bằng gỗ đã là mối quan tâm của các vị Bề trên và các linh mục Kontum từ trước đến giờ.Tạp chí Hlabar Tơbang số 27 năm 1913 đã ghi lại tường thuật của cha Bề trên Kemlin về quang cảnh ngày dựng sườn nhà thờ thật náo nhiệt, vui tươi: các vì gỗ được kéo lên theo hiệu lệnh của trống và tiếng hô nhịp nhàng, chính xác của người điều khiển. Công việc thật khó khăn và nặng nhọc! Những cột gỗ to tròn, dài và nặng được gắn kết với những cây đà lớn, vuông vức, do các thợ mộc tài giỏi, khéo léo đục đẽo, ráp mộng sít sao…
Sông Đăk Bla là hợp lưu của ba con sông Đăk Akoi, Đăk Nghe và Đăk Pone. Bắt nguồn từ phía bắc huyện Đăk Hà và Kon Plong gặp nhau tại Kon Brai, rồi chảy vào thung lũng, uốn khúc bao quanh ba mặt phía đông, nam và tây thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Người Xê Đăng trên thung lũng Mường Hoong và đỉnh Ngọc Linh kể lại với nhau rằng cây lúa đã nuôi con cháu Xê Đăng đến ngày hôm nay được khởi nguồn từ xa xưa, khi một thợ săn phát hiện loài cây trĩu hạt được con chim ăn dở và bỏ lại bên bờ suối.
Những ngày xuân, nếu như đã ớn ngấy với thịt cá, nem chả thì mời bạn hãy thử món bún nước – giản dị mà độc đáo của người phố núi. Ấn tượng từ món ăn độc đáo này chính là vị ngọt thanh của nước dùng, bún tươi, , vì cay của muối ớt hột được giã nhuyễn và vị ngọt của nước trụng bún tươi. Món ăn dân dã, thanh tao làm ấm lòng người, rất thích hợp cho những sáng sớm trời se lạnh.
Mỗi độ thu sang, cả vùng núi Tây Nguyên lại chìm trong sắc vàng khiến người dân nơi đây nhớ về câu chuyện tình buồn của đôi uyên ương K'lang và H'limh trong quá khứ.
Phố núi vừa đi qua mùa bão lũ, không còn cái nắng chang chang mệt mỏi, nhưng cũng chưa kịp đón cái lạnh tê tái lòng người. Phố núi mơ màng trong Mùa thu duyên dáng, sáng sớm và chiều muộn kéo theo lớp sương mờ, nhẹ nhàng. Một vẻ đẹp lưng chừng trong khoảnh khắc hiếm hoi để thưởng thức. Tôi yêu những đêm mùa thu trên phố núi, dạo bước ngắm dòng Đăk Bla duyên dáng và hít hà hương hoa sữa nồng nàn - rất mùa thu.
Kon Tum nổi tiếng bởi những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, chứa biết bao sản vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, một trong số đó là lan rừng. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho lan rừng Kon Tum màu sắc đẹp, giống quý hiếm, được thị trường ưa chuộng. Thế nhưng nghề tìm lan cũng nhiều khó khăn và việc khai thác ồ ạt nguồn tài nguyên rừng này cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Kon Tum nổi tiếng với núi rừng của đại ngàn bao la, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn có những cánh đồng nằm trong thung lũng hay trên sườn đồi đẹp như tranh.
Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18-22oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ trung bình 150C, tháng nóng nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung bình dưới 22,70C.