Là một nhà thờ trực thuộc Giáo hội Công giáo tại Kon Tum, nhà thờ Chính tòa Kon Tum được các linh mục người Pháp khởi xướng xây dựng vào năm 1913, xứng đáng là một kiệt tác về kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam.
Người Tà Rẻ ở làng Xốp Dùi, xã Xốp, huyện Đăk Glei (Kon Tum) có tục: khi đâm trâu thì tất cả đầu trâu đều được treo lên ở nhà rông. Tập tục này đến nay đồng bào vẫn còn giữ gìn.
Người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn rất nhiều điều bí ẩn, phong tục rất lạ, nhưng thú vị và đặc sắc nhất vẫn là những chuyện kể khó tin xung quanh bộ chiêng Tha của dân tộc này.
Đến với bản Konklor (Kontum), được nếm rượu cần nhấm nháp với thịt dơi nướng thơm nức chắc chắn là trải nghiệm bạn sẽ không bao giờ quên… Chúng tôi bước vào bản Konklor, Kontum qua cây cầu treo lắc lẻo nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây Nguyên, nơi có đồng bào người Bah Nar sinh sống.
Trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cao nhất dãy Trường Sơn ẩn chưa bao câu chuyện huyền bí. Ngọc Linh là dãy núi cao nhất dãy Trường Sơn với độ cao trên 2.500 m. Cái tên Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cũng được nhắc đến như một vùng kho báu về loài sâm quý - người địa phương gọi là củ giấu với những công năng thần kỳ. Nhưng, Ngọc Linh không chỉ có sâm, có rượu; Ngọc Linh còn có vô vàn những câu chuyện thần bí truyền từ đời này sang đời khác được kể bên bếp lửa nhà sàn hằng đêm của những già làng Xê Đăng…
Nghi do ma rừng bắt tội, cả làng bắt phải giết chết đứa trẻ, dân làng mới được yên. Thương con, người cha ôm con mình đang đêm bỏ làng, vượt rừng trốn đi… A Trình và con gái Y Bích Thủy (bên trái) và con gái Y U Xin tên Y ThanhA Trình và con gái Y Bích Thủy (bên trái) và con gái Y U Xin tên Y Thanh
Đến hôm nay dù đời sống đã khác xưa nhưng đây đó trong những làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kon Tum vẫn còn những phong tục, hủ tục kỳ lạ.
Từ thị xã Ngọc Hồi (Kon Tum) chúng tôi tiếp tục di chuyển khoảng 20km nữa mới đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y với mục tiêu chinh phục ngã ba Đông Dương – một điểm đến mà tất cả thành viên đều rất háo hức.
Tu Mơ Rông là một huyện nghèo lại nằm ở vùng sâu vùng xa, bà con chủ yếu là người Xê Đăng, đời sống dựa vào nương rẫy là chính nên cái đói khổ cứ quan quẩn. Để thoát nghèo mấy năm trở lại đây, tận dụng điều kiện khí hậu thiên nhiên ban tặng, huyện Tu Mơ Rông đã có những chính sách phát triển các mô hình như nuôi heo sọc dưa, bò sinh sản, trồng sâm dây, sâm Ngọc Linh… Đặc biệt với mô hình sâm Đương Quy là chủ lực, huyện Tu Mơ Rông đã từng bước thay đổi cuộc sống…
Chuyến xe bus Đức Long chẳng mấy chốc đã đưa chúng tôi ra khỏi thành phố Pleiku rồi nhằm hướng Kon Tum mà thẳng tiến. Hai thành phố này chỉ cách nhau 49 cây số nên việc đến và về trong ngày rất thuận tiện. Trạm cuối của xe bus là một bến đỗ nhỏ nằm bên kia cầu Đắk Bla.
Ngày 10-9, UBND tỉnh Kon Tum cho biết tỉnh này vừa có thêm 4 đặc sản và món ăn nổi tiếng (rượu vang sim Măng Đen, thịt bò nướng kiến vàng, tiêu rừng Măng Đen và măng nứa khô Măng Đen) được Tổ chức Kỷ lục châu Á, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục.
Từ đầu hạ đến cuối thu là mùa sâm Ngọc Linh trổ hoa, đậu quả dưới tán rừng nguyên sinh. Hoa sâm vàng nhạt, quả sâm chín đỏ, hạt sâm đen nhánh hấp thụ biết bao tinh khí, dưỡng chất của đất trời ở độ cao trên 1.900m lại là… thức ăn của loại chuột tinh khôn sống trên đỉnh núi quanh năm mây vờn. Để bảo vệ vườn sâm, cán bộ, công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô nghĩ ra đủ cách săn chuột, biến chúng thành mồi nhậu khoái khẩu, chiêu đãi khách quý…
Chỉ cách thành phố Kon Tum chừng 50km, hành trình đến với Măng Đen khá đơn giản. Nếu là dân phượt bạn chỉ cần đến Kon Tum, sau đó đón xe ô-tô là sẽ có mặt tại đây sau chừng 2 giờ đồng hồ.
Ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới, giữa 3 quốc gia Việt - Lào - Campuchia.
Là một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, Măng Đen được tự nhiên ưu ái khi mang trong mình đến tận bảy hồ, ba thác với dòng nước xanh trong ngọt ngào quanh năm. Tiết trời dịu nhẹ trên vùng cao nguyên xa xôi luôn làm cho tâm thái người lữ khách mỗi lần về đây đều căng tràn nhựa sống. Hãy cùng Mytour chu du đến mảnh đất Măng Đen – nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai để chiêm nghiệm những điều thú vị đang chờ đón nhé!
Ở vùng đất Tây Nguyên hoang sơ, có biết bao dòng sông lớn nhỏ chảy qua nhiều tỉnh thành, thế nhưng chỉ có một dòng sông chảy ngược duy nhất. Đó chính là dòng Đắk Bla của riêng mảnh đất Kon Tum. Bạn hãy sẵn sàng bước vào hành trình tìm về dòng sông Đắk Bla để khám phá vẻ đẹp độc đáo của riêng dòng sông này nhé!
Cảm ơn tác giả Thái Trường Giang đã chia sẻ những ảnh đẹp về Kon Tum, nếu để đủ hết thì chưa và không bao giờ hết được, nhưng thoáng qua thôi đã thấy hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình sâu lắng trong từng bức ảnh tác giả muốn gửi gắm
Đỉnh Ngọc Linh với những câu chuyện đầy ám ảnh của những già làng người Xê Đăng ở Mường Hoong (huyện Đắk Glei, Kon Tum) mà đến bây giờ họ vẫn chưa lý giải được...
Quy tụ trên một cánh rừng nguyên sinh ở Măng Đen- Kon Plong (Kon Tum) là hàng trăm tác phẩm tượng gỗ được điêu khắc từ những bàn tay thô mộc của các nghệ nhân đến từ các buôn làng Ba Na, Brâu, Giẻ - Triêng, Xơ Đăng, Gia Rai, Rơ Mâm.
Tỉnh Kon Tum có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, người dân tộc thiểu số chiếm 54% tổng dân số toàn tỉnh. Trong kho tàng văn hóa đời sống của nhân dân các dân tộc Kon Tum, chúng ta không thể không kể đến một loại hình nghệ thuật độc đáo, đó là tạc tượng gỗ dân gian. Khi nhắc đến tượng gỗ dân gian ở Kon Tum, đó là nghệ thuật tạo hình mang sắc thái riêng và khá là độc đáo, được nhân dân thể hiện qua những qua kiến trúc nhà rông, nhà ở, những hình ảnh đời sống của con người lao động, gần gũi với thiên nhiên, những con vật nuôi trong gia đình… tượng gỗ dân gian không chỉ được trưng bày, tô điểm cho nhà rông các điểm giao lưu văn hóa… mà đặc biệt đối với các dân tộc như Ba Nar, Gia Rai tượng gỗ dân gian còn bày tỏ ý niệm tâm linh giữa những người trong gia đình đang sống và với những người thân trong gia đình đã mất.