Tam bành lục tặc là gì?

Thứ ba - 23/06/2015 13:04
Kính thưa thầy, con thường nghe nói tam bành lục tặc mà con không hiểu tam bành là gì? Lục tặc là sao? Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu.
Tam bành lục tặc là gì?
Tam bành lục tặc là gì?
Kính thưa thầy, con thường nghe nói tam bành lục tặc mà con không hiểu tam bành là gì? Lục tặc là sao? Kính mong thầy giải đáp cho con hiểu. Con cảm ơn thầy.
Câu hỏi của phật tử nó có liên quan đến một điển tích. Tam bành theo học thuyết của Lão Tử cho rằng, cái Thần (tinh thần) của con người ở vào 3 nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim), ba ở dạ dày.
tam bành lục tặc
Theo sách Thái Thượng Tam Thi Trung Kinh thì: “Thượng thì tên Bành Cừ vốn ở đầu con người; trung thì tên Bành Chất vốn ở bụng con người; hạ thì tên Bành Kiên ở chân người. Ba thần này gọi là thần Tam Bành hay xúi giục người làm bậy. Ðến ngày Canh Thân, ba vị thần này lên tâu với Ngọc hoàng Thượng đế cho người mau chết để khỏi phải theo dõi nữa. Người ta tin rằng những sự giận dữ, nóng nảy là do thần Tam Bành xúi giục gây ra. Ðể cho con người dễ làm bậy”.
Chính vì sự giận dữ nóng nảy sân hận này, mà người ta gây ra không biết bao nhiêu điều họa hại. Chẳng những họa hại cho chính bản thân mình mà còn làm khổ lụy tổn thương cho không biết bao nhiêu người khác. Sự thù hận chém giết lẫn nhau của nhơn loại ngày nay, cũng do con người không kềm chế được lòng sân hận nóng nảy này mà ra. Chính do điển tích trên, mà mỗi khi con người nổi nóng lên chửi bới đánh đập hoặc hành hung sát hại người khác, thì người ta thường nói, ông đó hay bà đó tam bành đang nổi lên dữ tợn thấy mà phát sợ!
Trong Truyện Kiều có câu:
Mụ nghe nàng nói hay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên.
Ðó là nói tam bành. Còn Lục tặc, đây là người ta y cứ vào giáo lý nhà Phật mà nói. Lục là sáu, tặc là giặc. Sáu giặc gồm có: “sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp”. Sắc là chỉ chung cho các thứ sắc đẹp người và vật. Thinh là những thứ âm thanh có năng lực quyến rũ hấp dẫn kích động lòng người. Hương, nói chung là các loại mùi thơm. Vị là mùi vị của các loại phẩm vật. Xúc là sự tiếp xúc giao nhau giữa căn và trần. Pháp là pháp trần là những hạt giống gieo vào trong tâm thức do sự tiếp xúc giữa căn và trần mà có. Thế nhưng tại sao gọi sáu thứ này là giặc? Vì sáu thứ này làm cho người tu hành không được an ổn. Nó có một ma lực hấp dẫn lôi cuốn làm cho sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), của người tu hành luôn luôn bị dao động xáo trộn bất an. Chính vì 6 căn đắm nhiễm ở nơi 6 trần nên gây ra cho người tu một chướng ngại rất lớn trên bước đường tu hành giải thoát. Do cớ đó, nên nhà Phật gọi nó là sáu thứ giặc.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Tác giả bài viết: Theo Phật giáo Việt Nam

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây