Cà phê sâm có phải là thuốc?

Thứ sáu - 04/09/2015 14:43
Được biết, bác sĩ Lương Lễ Hoàng đang áp dụng cà phê sâm trong nhiều phác đồ điều trị. Chúng tôi đã trao đổi với ông xem có phải đây là thức uống nên thuốc hay không?
Cafe Sâm Dây Kon Tum - Cơ Sở KD & SX Nhật Trường
Cafe Sâm Dây Kon Tum - Cơ Sở KD & SX Nhật Trường
* Phóng viên: Có những nhà khoa học phê bình cà phê làm tăng huyết áp, làm tăng mỡ trong máu… Tại sao ông lại chọn cà phê sâm làm thuốc?
 
- Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM: Đã gọi là thuốc thì phải dùng đúng cách mới công hiệu. Cà phê cũng vậy. Tôi đã cho dùng cà phê sâm cho nhiều bệnh nhân vì một số lý do: Cà phê sâm chống mệt mỏi với ưu điểm là thời gian khởi động tác dụng rất nhanh. Người cần phản xạ bén nhạy, cần phán đoán chính xác, cần óc sáng tạo khi vào việc thì không nên thiếu cà phê sâm sau khi ăn sáng. Đừng quên ăn sáng khi dùng cà phê sâm vì hoạt chất trợ tim của sâm và bổ não, mạnh cơ trong cà phê muốn triển khai tác dụng tối ưu cần có đủ chất đạm và chất đường từ bữa điểm tâm no bụng. Nhiều công trình nghiên cứu đại trà trong mấy năm gần đây đã chứng minh cà phê là thức uống đúng điệu nên thuốc.
 
cafe sâm
Người uống không quá 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm đến 25% tỉ lệ nhồi máu cơ tim. Ảnh:Cúc Hà
 
*  Thuốc tốt hay xấu còn tùy liều lượng. Có đúng là uống quá nhiều cà phê sẽ gây rối loạn nước và chất điện giải?
 
- Quan điểm đó không còn đứng vững từ khi các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ sau công trình thống kê kéo dài 30 năm đã khẳng định điều này xảy ra chỉ khi nào ẩm khách dùng hơn 4 tách cà phê/ngày. Trái lại, chuyên gia bệnh tim mạch ở Hoa Kỳ đã chứng minh là người uống không quá 3 tách cà phê/ngày có thể giảm đến 25% tỉ lệ nhồi máu cơ tim cũng như tai biến mạch máu não và qua đó góp phần kéo dài tuổi thọ. Hiệu năng này chắc chắn càng rõ nét hơn nữa nếu bên cạnh cà phê là công năng bảo vệ cấu trúc của tế bào nhờ tác dụng kháng ôxy hóa của nhân sâm.
* Có đúng là thầy thuốc ở Nhật Bản, sau khi đúc kết dữ liệu nghiên cứu ở 90.000 đối tượng, đã đánh giá cà phê như thức uống có tác dụng phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư ruột?
 
- Hiệu ứng này cũng đã được các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard đồng tình. Qua đó, cà phê bảo vệ cấu trúc của màng và di thể tế bào trước tác hại của độc chất sinh ung thư trong môi trường ô nhiễm, của vi khuẩn, của tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt… Theo một số báo cáo y học gần đây, người dùng cà phê là đối tượng ít nhiễm Helicobacter (vi khuẩn đang bị nghi ngờ là bàn tay phá hoại ngấm ngầm trong ung thư đường tiêu hóa), nếu so sánh với nhóm đối chứng không chịu uống cà phê. Bên cạnh đó, từ nhiều năm liên tục, nhân sâm vẫn trước sau là hoạt chất được thầy thuốc châu Âu xếp hàng đầu trên danh sách hoạt chất chống stress thông qua tác động xúc tác các nội tiết tố tạo giấc ngủ yên bình và cảm giác lạc quan, như serotonin, endorphin… Cà phê pha nhân sâm đúng tỉ lệ về hàm lượng là món uống cần thiết trong cuộc sống.
* Trong quá trình áp dụng, bác sĩ có nhận xét nào tâm đắc muốn chia sẻ với độc giả?
 
- Kết quả thống kê ở TPHCM với 100 đối tượng là nữ công nhân viên trong độ tuổi từ 25 đến 40 cho thấy hơn phân nửa có huyết áp quá thấp, nghĩa là không cao hơn 90/60 ngay cả sau bữa ăn, sau khi vận động. Nhiều người thường xuyên chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khó tập trung, vọp bẻ, tê tay chân… và nhất là tái mét dù đủ ăn, đủ mặc. Nhiều người dù vậy vẫn xem huyết áp thấp là điều không đáng lo ngại. 
Đừng quên huyết áp thấp đồng nghĩa với tình trạng tế bào không sớm thì muộn khó tránh thiếu dưỡng khí. Khi đó, nhiều bệnh chứng nghiêm trọng có thể thành hình một cách oan uổng, từ thiếu máu cơ tim bước qua trầm uất, thậm chí cho đến ung thư. Kết quả áp dụng cà phê sâm cho thấy tình trạng huyết áp thấp được cải thiện sau vài tuần, qua đó, cà phê sâm có thêm lợi điểm vì hoạt chất thiên nhiên bao giờ cũng là giải pháp an toàn cho cơ thể vốn đã mệt nhoài của người bị huyết áp thấp.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Hà Cúc thực hiện

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây