Đến với Kon Tum, yếu tố nhân văn trong lễ “Pơ thi”

Chủ nhật - 29/06/2014 01:54
Mỗi lễ hội truyền thống của người dân bản địa đều mang tính tâm linh, huyền bí và hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Trong đó lễ “Pơ thi” nổi bật rực rỡ bởi sự khác biệt độc đáo về nghi thức và yếu tố nhân văn. Ngày nay, lễ “Pơ thi” không còn được duy trì phổ biến như trước đây nữa. Nhưng đối với người Ja rai, nó vẫn là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất trong vòng đời của mỗi con người.
Đến với Kon Tum, yếu tố nhân văn trong lễ “Pơ thi”
Đến với Kon Tum, yếu tố nhân văn trong lễ “Pơ thi”
Trong lễ “Pơ thi”, tất cả các hoạt động dù là ở phần lễ hay phần hội cũng đều ẩn chứa những yếu tố nhân văn sâu sắc. Theo lời kể của già làng A Khuynh, làng KLeng Thị trấn Sa Thầy: “người Ja Rai trước đây có tục nối dây, tức là nếu người anh chết, người em trai sẽ lấy chị dâu làm vợ. Hoặc người góa phụ phải sống chung thủy với hồn ma của chồng cho đến khi làm lễ bỏ mả. Nếu không làm lễ bỏ mả thì phải ở vậy suốt đời”. Như vậy, lễ “Pơ thi” vừa là sự thể hiện tình cảm của người thân trong lần chia tay cuối cùng, vừa là nghi thức “cởi trói” cho sự ràng buộc hôn nhân của người phụ nữ góa bụa. Đặc biệt đối với những người vợ trẻ không may gặp đức lang quân xấu số. Sau buổi lễ, người phụ nữ tìm đến một dòng suối mát, đẫm mình trong đó để gột hết những ràng buộc với người quá cố. Tiếp đến, một nghi thức hết sức quan trọng được tiến hành, người thân trong gia đình sẽ chải tóc cho người phụ nữ ấy- Hành động này mang ý nghĩa tượng trưng cho một ngày mới bắt đầu. Để rồi từ đây được tự do tìm đến tình cảm lứa đôi, xây dựng một cuộc đời hạnh phúc mới. Giữa những quan niệm cổ hủ đương thời, đây rõ ràng là tư tưởng tiến bộ vượt bậc, lấp lánh tính nhân văn.
 
Tượng nhà mồ là yếu tố chủ đạo làm nên sự độc đáo của lễ “Pơ thi”. Ở đây không đề cập về lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, mà chỉ cảm nhận từ góc nhìn tâm linh huyền bí. Ẩn chứa trong đó là sự quan tâm, lo lắng, thể hiện trách nhiệm sâu nặng, ân tình của những người thân còn sống khi chia tay vĩnh viễn với người đã chết. Từ đây, những người thân trong gia đình, dòng tộc sẽ không còn gần gũi, chăm sóc cho người đã khuất nữa. Thay vào đó là những tượng người, những tượng vật đảm nhiệm. Già làng A Pêl, làng Chốt, Thị trấn lý giải: “Người Ja Rai quan niệm chết không phải là mất đi, mà là về thế giới của hồn ma ở cõi mang lung. Ở đó cũng có cuộc sống riêng, cũng cần mọi thứ như trần gian”. Có lẽ vì vậy mà tượng nhà mồ thường là những hình nhân, vật dụng rất gần gũi và phong phú. Từ những hình tượng người đàn ông, đàn bà, người mẹ địu con, người lính bảo vệ, …đến các loài thú như khỉ, chó và đồ vật sinh hoạt, đặc biệt là các pho tượng mang tính phồn thực. Tất nhiên tùy theo từng “đối tượng” người đã khuất cụ thể mà tạc những tượng nhà mồ cho phù hợp. Ví như người đàn ông đã lập gia đình nhưng còn trẻ, sẽ được tạc tượng người phụ nữ, có thể mang dáng dấp phồn thực hoặc rầu rĩ khóc thương. Người già thì có tượng lính bảo vệ,.v.v.. Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tất cả đều được thổi hồn vô cùng sinh động, mộc mạc mà chân thực, giống như bản chất của Ja Rai. Với mong muốn ở thế giới bên kia người chết được “sống” vui vầy hơn, đủ đầy hơn cả vật chất lẫn tinh thần. Đây phải chăng là một cách thể hiện văn hóa ứng xử đầy tình người.
 
Tiếng trống ngân xa trong đêm khuya tĩnh mịch, lúc hối thúc dồn dập, khi khoan thai đĩnh đạc, lan tỏa đến từng cánh rừng, khe suối. Tiếng trống mang thông điệp về dưới mái nhà rông, gửi tới những người anh em gần xa…Nơi đây đang diễn ra một cuộc chia tay sâu thẳm tình người, đầy ắp chất nhân văn.
 
Trong hệ thống lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Ja Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ “Pơ thi” hay còn gọi là lễ “Bỏ mả” luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là một lễ hội của gia đình, dòng tộc. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của thân nhân người đã khuất, lễ sẽ được tổ chức sớm hay muộn. Có khi chỉ một vài năm hoặc lâu hơn đến cả chục năm sau chôn cất. Lễ “Pơ thi” thường được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, người Ja rai quan niệm khi chưa làm lễ này thì người chết vẫn còn “sống”. Vì vậy đây là lễ hội cuối cùng cho một đời người, là lần chia tay vĩnh viễn với người đang sống, để đưa tiễn người đã khuất đi hẳn về thế giới bên kia- Thế giới của hồn ma ông bà.
 
Tượng nhà mồ làng Lung, xã Ia Xier (Sa Thầy)
 
Cũng giống như các lễ hội khác của người dân bản địa, trong lễ “Pơ thi’, ngoài các yếu tố về vật chất như vật hiến sinh (trâu, dê, heo, gà), cây nêu, rượu ghè,…thì cái làm nên sự khác biệt chính là sự xuất hiện của các pho tượng gỗ và bữa cơm cộng cảm. Tất nhiên không thể thiếu tiếng chiêng, tiếng trống, vòng xoang và bếp lửa. Trong không gian đầy ắp sự huyền bí, linh thiêng ngay tại nơi chôn cất người đã quá cố, một cuộc giao lưu “bình đẳng” được diễn ra rất chân tình. Ở đó người sống ăn chung cùng hồn ma, “tâm sự” với hồn ma về những điều trăn trở, về những việc đã cư xử với nhau không tốt trước đây xin được bỏ qua, nhất là những vấn đề sâu kín của tình cảm vợ chồng. Tiếng chiêng trầm bổng, ngân rung những lời tiễn biệt, dẫn dắt vòng xoang lưu luyến thâu đêm. Nhưng có lẽ tiếng trống mới là chủ đạo, thể hiện rõ nhất những cung bậc tình cảm của người thân. Càng về khuya tiếng trống càng vang xa. Khi dồn dập, nó biểu hiện một tình cảm dâng trào, hồ hởi. Khi khoan thai, nó là sự day dứt, nhớ thương tha thiết đến khôn nguôi. Gần nghe nhịp chiêng, xa nghe tiếng trống. Chỉ cần thông qua tiết tấu và sự thưa, nhặt giữa các đợt trống, chiêng cũng đủ biết tình cảm nhiệt thành của những người đưa tiễn.
 
Tượng nhà mồ làng Chốt, Thị trấn Sa Thầy
 
Mỗi lễ hội truyền thống của người dân bản địa đều mang tính tâm linh, huyền bí và hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Trong đó lễ “Pơ thi” nổi bật rực rỡ bởi sự khác biệt độc đáo về  nghi thức và yếu tố nhân văn. Ngày nay, lễ “Pơ thi” không còn được duy trì phổ biến như trước đây nữa. Nhưng đối với người Ja rai, nó vẫn là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất trong vòng đời của mỗi con người.
 

Tác giả bài viết: Trần Duy Tiên

Nguồn phát: Kon Tum

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây