Hoa Mặt trời trên cao nguyên Kon Tum

Thứ hai - 04/08/2014 19:39
Mùa Xuân, người ta nhớ hoa cải Mộc Châu bung trắng trời, người ta say mê hoa đào mơ mộng trên đỉnh núi Sapa, người ta ngắm hoa sưa Hà Nội trắng tinh khôi. Còn tôi, tôi yêu Hoa Dã quỳ cao nguyên – loài hoa mặt trời bé xinh, với màu vàng rạng rỡ, đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Dã quỳ mộc mạc như cô sơn nữ, không cầu kỳ phấn son mà mang nét duyên dáng, quyến rũ đến lạ thường.
Hoa Mặt trời trên cao nguyên Kon Tum
Hoa Mặt trời trên cao nguyên Kon Tum
Mùa Xuân, người ta nhớ hoa cải Mộc Châu bung trắng trời, người ta say mê hoa đào mơ mộng trên đỉnh núi Sapa, người ta ngắm hoa sưa Hà Nội trắng tinh khôi. Còn tôi, tôi yêu Hoa Dã quỳ cao nguyên – loài hoa mặt trời bé xinh, với màu vàng rạng rỡ, đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Dã quỳ mộc mạc như cô sơn nữ, không cầu kỳ phấn son mà mang nét duyên dáng, quyến rũ đến lạ thường.
Khi những cơn gió lạnh khô lùa qua tán rừng già, khi nắng vàng hanh hao đi ngang đỉnh núi cao, là lúc Dã quỳ vươn mình thức dậy, trên nền đất đỏ bazan thoáng chốc bùng cháy lên sắc vàng rực rỡ. Dưới bầu trời cao nguyên trong xanh, tiết trời se se lạnh, những triền hoa Dã quỳ dập dờn theo cơn gió, trở thành mùa đông ấm trong ký ức biết bao người… 
 
Thuở còn là cô sinh viên nhỏ, trên chuyến xe từ Sài Gòn về nghỉ Tết, bao giờ cũng đến Gia Lai vào tờ mờ sáng, là lúc tôi cọ quậy thức giấc. Hé mắt nhìn ra cửa kính xe, bất chợt gặp khung cảnh thần tiên: Dã quỳ phủ vàng triền núi, bồng bềnh trong gió, bò xuống thung lũng xa xa,…Màu vàng Dã quỳ ngợp trong mắt, trải dài miên man, bất tận. Say mê ngắm hoa, đoạn đường Gia Lai lên Kon Tum bỗng ngắn lại và lòng tôi dâng lên niềm vui, chộn rộn một cách khó tả, nghe như không khí xuân dâng trào.

 
Nhiều năm sau tôi ra trường, rồi lập nghiệp xa nhà, chỉ dịp Tết mới có thời gian về quê, tôi lại xách chiếc cúp 50 nhỏ xíu, màu xanh lợt của cha, đi dạo quanh phố núi Kon Tum. Bắt đầu từ dốc Trường Chinh, tôi lái xe chầm chậm sang đường Đào Duy Từ, lướt qua Bắc Kạn, hướng đến Cầu Treo KonKlor. Đứng trên chiếc cầu treo này, thả mắt nhìn ngắm triền hoa mênh mông dưới chân Cầu treo, khẽ khép vòng tay lại trong khí trời se lạnh và những ngọn gió cao nguyên hoang dã. Hoa Dã quỳ đẹp nhất là sáng sớm tinh sương, khi hoa vừa hé nở, màu vàng tươi tắn, cánh hoa mịn màng, chen giữa màu lá xanh ngắt, tạo nên một vẻ đẹp vừa hoang dại vừa thuần khiết. Bông hoa này chưa kịp tàn đã có bông hoa khác gấp ghé nở, nối tiếp nhau, như một làn sóng không có điểm dừng… Hoa Dã quỳ không thơm nồng nàn mà có mùi hắc, hơi ngai ngái một cách đặc biệt, nên nhìn thấy những bông hoa tuyệt đẹp thì hãy cẩn thận, cọng hoa rất dai, khó ngắt, mà có ngắt được thì tay bạn cũng đậm mùi hắc không dễ chịu chút nào. 

Hoa Dã quỳ còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại, Hướng dương Mexico, Cúc Nitobe,…quê hương ở tận miền Trung Mỹ xa xôi. Đến Việt Nam, Dã quỳ được người Pháp đưa vào trồng tại Đà Lạt đầu tiên. Không biết tự lúc nào, hoa Dã quỳ đã sang mảnh đất Bắc Tây Nguyên - Kon Tum chỉ biết rằng bằng chính vẻ đẹp của mình, Dã quỳ không đơn giản là loài hoa ven đường, mờ nhạt nữa mà đã được nhiều người yêu quý, nhắc tên, len lỏi vào ký ức và những kỷ niệm. Chuyện xưa kể rằng: đã rất lâu rồi, nơi buôn làng xa xa, có chàng K'lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H’limh của con suối. Ngày ngày, chàng K'lang vào rừng săn bắt thú rừng, còn nàng H’linh khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Rồi tối tối họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ trôi đi. Đến một ngày kia khi H'limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K'lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K'lang, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K'lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K'lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. La rihm là con trai của tộc trưởng, yêu tha thiết nàng H’limh nhưng không được đáp lại, hắn tức tối tìm cách hãm hại chàng K’lang. Vì yêu K’lang, nàng H’limh mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt, nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng, ngã xuống mãi mãi . Từ đó cứ mỗi độ tháng mười, nơi nàng H'limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa Dã quỳ. Hoa lan tràn ở khắp nơi trên cao nguyên, rực lên sức sống mãnh liệt như mối tình chung thủy của nàng H’limh và chàng K’bang.
 
Dã quỳ vẫn luôn hiện diện trong tuổi thơ tôi với những kí ức ngọt ngào: là vòng hoa kết tròn đội trên đầu, là cánh hoa ngả màu ép trong trang vở cũ, là bông hoa nhỏ xinh gài vội lên mái tóc,…Dẫu chỉ bùng cháy ngắn ngủi, nhưng cái màu vàng ấy vẫn là đốm lửa ấm áp, sưởi ấm mùa đông nơi phố núi:
 
“Một hôm thấy nắng vàng đâu đó
Một hôm thấy nắng vàng trải dọc ven đường
Ôi! Chỉ là Dã quỳ một ngày thu hết nắng
Lộng lẫy niềm nhớ thương.”
(Đỗ Trung Quân)

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây