Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Hôm rồi, tôi cùng Nguyễn Đức Minh-phát thanh viên của đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai làm một chuyến Kon Tum trong những ngày tháng ba đầy nắng. “Con ngựa chiến” của Đức Minh dở chứng cứ ậm ạch mãi. Hai anh em ghé vào quán nước mía gần đường.
Kon Tum là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí địa lý ở khu vực ngã ba Đông Dương. Mảnh đất nơi con gà cất tiếng gáy cả ba nước nghe thấy này thu hút người yêu du lịch nhờ cảnh quan tự nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời đặc sắc. Đó là những núi rừng thiên nhiên như hồ Yaly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá... Đó là các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia, các công trình kiến trúc cổ... Đó là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, là những tục lệ truyền thống dân tộc…
100 năm, khoảng thời gian không dài trong lịch sử chung của dân tộc nhưng đủ để chứng tỏ một bề dày phát triển của vùng đất cao nguyên này. 100 năm, dù trải qua bao biến cố, thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính, song đất và người nơi ấy luôn nỗ lực vươn lên trong tiến trình phát triển chung của đất nước. Để rồi, từ một ngôi làng nhỏ của người Bahnar cạnh dòng Đak Blah, đến nay, Kon Tum đã trở thành một trong những tỉnh có vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Nguyên.
Có người từng nói rằng: nói đến Kon Tum mà không nhắc đến sông Đak Blah thì giống như nhắc Hà Nội mà không nhớ Hồ Gươm, nhắc Huế mà chẳng hề lưu luyến sông Hương… Đã từ rất lâu rồi chính dòng Đak Blah hiền hòa và thơ mộng này đã góp phần làm nên hình ảnh của một Kon Tum thương nhớ không chỉ trong lòng người dân nơi đây mà còn đặc biệt đối với bất cứ ai đã từng đặt chân đến nơi này…
Chiều nay, tôi lại về KonTum, thả mình lang thang qua những góc phố của miền cao nguyên “Nước vẫn xuôi mà sông chảy ngược”, thấy lòng như có chút gì đó lắng đọng; chọn một góc khiêm nhường trong quán cafe Eva. Nơi từ lâu đã trở thành một góc hòai niệm quá vãng và hơn nữa, là chốn tưởng niệm cho những kẻ luôn mang quá khứ vào đời sống hiện tại: “Phố lại về trong trống vắng đêm nay.
Kon Tum - miền đất anh hùng, chiếc nôi lớn của nền văn hóa vùng cực Bắc Tây Nguyên. Nơi đây, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bar Nah, Giẻ - Triêng, Ja Rai, Brâu, Rơ Mâm... đã sinh thành, lớn lên; bao đời gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh làm nên những kỳ tích để bảo vệ, dựng xây buôn làng no ấm .
Sáng sớm tỉnh dậy, trời vẫn mưa từng đợt. Không đi Măng đen nữa, cứ yên tâm mà ngủ cho đẫy giấc. Hơn 8h lục tục bò dậy đi ăn sáng. Thật bõ công ở lại. Kontum chào đón chúng tôi trong sáng chủ nhật yên bình và êm đềm, mưa đã tạnh, dù trời vẫn vần vũ mây. Những con phố nhỏ tinh tươm sau cơn mưa đêm.
Ở nhà rảnh rỗi nên mình cùng một người bạn ở xa tới, mình làm hướng dẫn viên đi thăm thú vài nơi trong tỉnh xem có gì mới lạ. Trước tiên mình sẽ giới thiệu cho các bạn một vài quán cafe phù hợp tùy theo từng thời tiết. Trưa nóng bạn có thể ghé Cafe Làng Việt - Đường Trần Văn Hai, Eva Cafe - Đường Phan Chu Trinh. Tối thì bạn có thể ghé Hồng Trà Quán - Đường Lý Thường Kiệt, café Kon Tum Indochine - Đường Bạch Đằng.
Về Kon Tum, du khách sẽ được nghe nhắc nhiều đến Khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc huyện Kon Plông. Nơi đây được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên.
Tôi nghĩ lang man trên đường Nguyễn Huệ, để tìm lại một chút kỷ niệm xưa. Từ ngày quen em, tôi thường cùng em đi bộ và ngắm nhìn các cây trên đường phố. Vẫn là hàng cây Phượng vĩ, Bằng lăng tím, Muồng vàng, những chùm dây Tơ hồng, tạo nên một mảng nhiều màu sắc sáng rực, tô điểm trên nền trời xanh ngát.
Dù không có cơ sở khoa học, nhưng đồng bào Xê Đăng sống quanh ngọn núi Ngọc Linh, đỉnh núi cao nhất miền Nam (Ngọc Linh cao 2.598m, thuộc tỉnh Kon Tum) vẫn tin rằng đỉnh núi có yểm một lời nguyền cổ đại cấm người lạ xâm phạm.
Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp làng nghề như ở các nơi khác. Những tấm vải dệt, những Mrai chưa hoàn thiện giăng trên những chồ nhà người Gia Rai ở làng Chốt như nhắc nhở người làm công tác văn hóa sự cần thiết khai thác phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống.
Tháng 11 năm nào tôi cũng lên một vùng cao. Cao nguyên những ngày này bầu trời xanh lạ. Không phải màu đục đục như bầu trời Sài Gòn. Không phải cái mảnh trời bé tí từ ban công trên cơ quan nhìn ra, cái chỗ mà mấy ông anh khi test máy ảnh cứ phải ra đó chụp chụp quay quay đến phát tội.
Sáng ngày 23/12, trong không khí đầm ấm của mùa Noel 2015, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam đã tới thăm và chúc mừng các vị giám mục, linh mục, các nữ tu cũng như toàn thể đồng bào công giáo tại Giáo phận Kon Tum một mùa Giáng sinh an lành hạnh phúc.
Cơm, canh, thịt, cá... tất cả đều được nấu trong ống lồ ô - đây là nét độc đáo trong quá trình chế biến thức ăn của đồng bào các DTTS Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Văn hóa ẩm thực của người bản địa huyện Kon Plông luôn là nét văn hóa nội sinh độc đáo, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.
Với nhiều mỹ từ khác nhau như “Đà Lạt thứ hai”, “Nàng tiên giữa đại ngàn”, “Tiếng gọi đại ngàn”,… Khu Du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) đã và đang trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài.... Bởi ở đây, với vẻ đẹp hoang sơ thêm chút huyền bí của đất, nước, rừng, suối, sông, hồ, thác và đặc biệt điều làm nên cái hồn nơi đây, đó chính là con người bản địa. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được xác định là một trong những khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam và là điểm nhấn giữa “con đường xanh Tây Nguyên”.
Nếu đặt chân đến Kon Tum, ngoài những địa điểm: tòa giám mục, nhà thờ gỗ... hầu như bạn đều được giới thiệu đến cafe Eva một lần cho biết.
Cách đây 10 năm “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể đại diện cho nhân loại” (nay là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”).
Đến với ngôi làng cổ nhất Tây Nguyên ở Kon Tum, du khách không chỉ quyến luyến bởi vẻ bình yên của cuộc sống tách biệt với ồn ào phố thị mà còn bị mê hoặc bởi những tiếng nói cười, ánh mắt hồn nhiên trẻ thơ.