Người Nhật mổ xẻ hàng Việt

Thứ bảy - 31/10/2015 06:55
Nghe chuyên gia Nhật Bản 'mổ xẻ' mẫu mã, giá thành, vật liệu… hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống VN, mới vỡ lý do vì sao lâu nay đa số sản phẩm loại này cứ na ná nhau, không tạo được dấu ấn.
Bà Hamada Haruko dùng sản phẩm mây tre để nói về dấu ấn địa phương - Ảnh: H.X.H
Bà Hamada Haruko dùng sản phẩm mây tre để nói về dấu ấn địa phương - Ảnh: H.X.H
Thói quen... ăn theo
Bà Hamada Haruko không ủng hộ thói quen “ăn theo” của người Việt, kiểu thấy người ta có sản phẩm gì mình cũng bắt chước làm theo để… hi vọng bán được hàng. “Mấy ngày vừa qua, tôi đến rất nhiều gian hàng thủ công mỹ nghệ ở Hội An, Hà Nội và nhận ra căn bệnh mô hình hóa, không có chút dấu ấn, thậm chí không biết sản phẩm đó được làm từ địa phương nào. Giống hệt các quầy lưu niệm ở sân bay!”.
Trong khi bà Sugimuara Tamaki, một chuyên gia về kiểu dáng sản phẩm, thuyết trình về cách chọn màu để bán được sản phẩm thì bà Hamada Haruko luôn nhấn mạnh đến dấu ấn địa phương trên mỗi mặt hàng. Theo bà, đó mới là “từ khóa” quyết định sản phẩm có bán được hay không và khuyến khích phải biết cách tạo ra sản phẩm đặc trưng, có chất Quảng Nam để không bị lẫn giữa một rừng sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tránh xa cuộc chiến giá rẻ
 
Đừng sa vào cuộc chiến giá rẻ. Người sản xuất hàng phải quyết định giá bán của sản phẩm, bởi đó là công sức, niềm tự hào và kiêu hãnh của mình
Bà Hamada Haruko
Các chuyên gia JICA có lý do khi chọn hỗ trợ Quảng Nam triển khai dự án Phát triển kinh tế địa phương nhờ phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu và phân phối sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ lấy trọng tâm là trạm dừng nghỉ đường bộ. Ông Nguyễn Chín, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý dự án cho biết nhu cầu đổi mới mẫu mã và chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ càng trở nên cấp thiết khi lượng du khách nước ngoài đến VN ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu lớn về mua sắm.
hàng thủ công mỹ nghệ
“Năng lực và hiệu quả sản xuất của người dân tham gia dự án có tăng lên, nhưng các doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tại làng nghề… còn phải rút tỉa thêm nhiều kinh nghiệm nữa”, ông Chín nói. Và kinh nghiệm lớn nhất mà các chuyên gia Nhật Bản mang lại cho người chế tác hàng thủ công mỹ nghệ xứ Quảng là sự tự tin.
“Đừng sa vào cuộc chiến giá rẻ. Người sản xuất hàng phải quyết định giá bán của sản phẩm, bởi đó là công sức, niềm tự hào và kiêu hãnh của mình”, bà Hamada Haruko động viên. Tất nhiên, sự tự tin đó phải được đặt trên nền tảng chất lượng sản phẩm, có dấu ấn địa phương, có tính ứng dụng cụ thể chứ không chỉ làm ra để… ngắm.
Ông chủ hiệu vàng Ngọc Minh (lập kỷ lục VN về tác phẩm “Thiên long Việt đồ”) tỏ ý tâm đắc ở khía cạnh “không đụng hàng” đối với sản phẩm kim hoàn. Ngồi bên dưới nghe các chuyên gia Nhật chia sẻ kinh nghiệm, ông Ngọc Minh nói với chúng tôi: “Rõ ràng việc tạo được thương hiệu để công chúng thừa nhận là rất khó. Tôi cũng cảm nhận và học được một số ý, trong đó thông tin về màu sắc rất hay”.

Tác giả bài viết: Hứa Xuyên Huỳnh theo Thanh Niên Online

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Chú ý 10 thói quen phong thủy để lọt tài...

    Chú ý 10 thói quen phong thủy để lọt tài...

    Bạn có mắc phải những thói quen xấu phong thủy về của cải không? Người xưa cho rằng: “Đi được ngàn dặm là nhờ tích lũy từng bước nhỏ; không có những...

  • Chính xác Đường Tăng đã phải đi bao xa...

    Chính xác Đường Tăng đã phải đi bao xa...

    Đường Tăng là một nhân vật rất gần gũi với tuổi thơ của chúng ta. Ai cũng biết ông phải sang tận Tây Trúc xa xôi để thỉnh kinh, nhưng chính xác quãng...

  • Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

    Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

    Với tổng số khoảng 14,5 triệu người sống rải rác tại 73 nước trên khắp thế giới (trong đó riêng tại Israel là 6 triệu, ở Mỹ 5,6 triệu), người Do Thái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây