Đừng để nhân viên nghiện công việc

Thứ năm - 11/06/2015 20:18
Dana Wilkie - biên tập viên tạp chí của cộng đồng nhân sự SHRM nhận xét rằng, các cấp quản lý vừa khuyến khích nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng lại khen thưởng cho những người làm việc về trễ. Vậy thì sao cân bằng được?
hãy dành thời gian nghĩ ngơi
hãy dành thời gian nghĩ ngơi
Carole Richter - lãnh đạo công ty tư vấn nhân sự ở Denver, Hoa Kỳ, nói rõ: “Nếu giới chủ thực sự muốn khuyến khích nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thì khi thấy ai làm việc về trễ, làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ, họ sẽ tuyển thêm người để chia sẻ bớt khối lượng công việc đang quá tải đó. Hãy truyền thông cho toàn tổ chức thấy việc cân bằng mới là quan trọng chứ không phải là nên nghiện công việc”.
 
Làm việc cật lực hay đang nghiện công việc?
 
Trong 20 câu hỏi để tự đánh giá chứng “nghiện công việc” của chính mình, có tám câu hỏi khá thú vị:
 
- Bạn có mang việc về tận giường ngủ, vào cuối tuần hay vào ngày nghỉ phép không?
- Công việc có phải là điều mà bạn làm tốt nhất và luôn nhắc đến hay không?
- Bạn có cho là ổn khi làm việc nhiều giờ nếu mình thích công việc đó hay không?
- Bạn có mất kiên nhẫn với những ai dành ưu tiên khác với công việc của họ hay không?
- Bạn có làm mọi việc đầy nhiệt huyết và cạnh tranh, kể cả lúc đang giải trí hay không?
- Làm việc trễ giờ có làm hỏng các mối quan hệ của bạn không?
- Bạn có đọc hoặc làm việc trong lúc dùng bữa không?
- Bạn có nghĩ về công việc trong lúc lái xe, lúc sắp ngủ hoặc lúc trò chuyện với người khác không?
 
Có hẳn những website giúp bạn nhận ra mình đang nghiện công việc hay đang làm việc cật lực. Nói như Karen Miller - người phụ trách nhân sự của Công ty Seamless Corporate Accounts thì: “Người nghiện công việc có xu hướng mất kiểm soát thời gian dành cho công việc và cảm thấy buộc phải tiếp tục làm việc, bất kể công việc làm tiếp đó có cần thiết hay kết quả của nó có quan trọng hay không”.
 
Khảo sát năm 2014 của họ cho thấy khoảng 48% trong số 1.200 người được khảo sát cho là họ thường hoặc luôn làm việc khuya và ngày cuối tuần.
nghiện việc
 
Ảnh hưởng đến sức khỏe và gia đình
 
Bryan Robinson - tác giả một quyển sách chuyên về chứng nghiện công việc cho biết, tình trạng hôn nhân ở người nghiện công việc là rất tiêu cực, họ thường nghĩ đến việc chia tay hoặc ly hôn.
 
Nghiên cứu của Đại học Kansas State University năm 2013 còn cho thấy người nghiện công việc thường bỏ bữa, gặp khó khăn về sức khỏe và tinh thần so với người làm ít giờ hơn. Vậy nên sẽ là rủi ro khi giao nhiều trách nhiệm cho họ, rủi ro trong mất mát sở hữu trí tuệ và ảnh hưởng đến hoạt động khi họ nghỉ việc, đau ốm, hoặc khi họ thay đổi ưu tiên trong tập trung của mình.
 
Và khi kéo dài tình trạng này, họ sẽ nghĩ rằng người quản lý thiếu trân trọng mình, hoặc lâu dài, họ thấy công việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
 
Giảm tải cho nhân viên
 
Khi người nghiện công việc làm thêm giờ, họ có thể làm cho đồng nghiệp cảm thấy việc làm thêm giờ này mang lại sự thành công, nhất là khi người nghiện công việc chính là người quản lý. Nếu nhận ra, biện pháp mà cấp trên cần làm ngay là chia công việc và trách nhiệm ngay cho người khác.
 
Cách hiệu quả nhất để hóa giải thách thức đến từ người làm việc quá tải là giúp họ làm việc hiệu quả trong đúng khung giờ bình thường của công ty.
 
Khi buộc phải làm việc về trễ
 
Sẽ có các dự án và thời hạn công việc cần làm thêm giờ, lúc đó công ty nên giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên bằng cách:
 
- Mở đèn khu vực làm việc: Sao cho lúc làm thêm việc văn phòng vẫn có không khí sôi động, dễ chịu và hấp dẫn. Quán xuyến việc bảo đảm nhiệt độ, thông thoáng, và chiếu sáng thay vì áp dụng chế độ tiết kiệm năng lượng như quy định bình thường.
- Bảo đảm an toàn cho nhân viên: Khu vực bãi đậu xe được chiếu sáng và bảo vệ. Có phương tiện đưa nhân viên về các nơi có giao thông công cộng sau giờ làm thêm.
- Bữa ăn cho nhân viên: Có 50% trả lời qua khảo sát cho biết, các bữa ăn thêm cho nhân viên thấy là họ được tổ chức trân trọng.
- Giảm bớt căng thẳng: Càng làm việc kéo dài lại càng nhớ nhà. Cần uyển chuyển về thời gian, nghỉ bù phép cho nhân viên ở các trường hợp này.

Tác giả bài viết: TRƯƠNG CHÍ DŨNG (Giám đốc R&D, Công ty L&A)/DNSGCT

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Chú ý 10 thói quen phong thủy để lọt tài...

    Chú ý 10 thói quen phong thủy để lọt tài...

    Bạn có mắc phải những thói quen xấu phong thủy về của cải không? Người xưa cho rằng: “Đi được ngàn dặm là nhờ tích lũy từng bước nhỏ; không có những...

  • Chính xác Đường Tăng đã phải đi bao xa...

    Chính xác Đường Tăng đã phải đi bao xa...

    Đường Tăng là một nhân vật rất gần gũi với tuổi thơ của chúng ta. Ai cũng biết ông phải sang tận Tây Trúc xa xôi để thỉnh kinh, nhưng chính xác quãng...

  • Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

    Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

    Với tổng số khoảng 14,5 triệu người sống rải rác tại 73 nước trên khắp thế giới (trong đó riêng tại Israel là 6 triệu, ở Mỹ 5,6 triệu), người Do Thái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây