Ẩm thực lạ - Món ngon từ kiến chua Kon Tum

Thứ ba - 12/08/2014 10:08
Cùng với đặc điểm khí hậu và những nét đặc trưng về văn hóa là những món ăn đặc dị mà chỉ đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum mới có. Điển hình như món kiến chua, gỏi cá – kiến chua, trứng kỳ nhông, sùng nướng…
Món ngon từ kiến chua Kon Tum
Món ngon từ kiến chua Kon Tum
Cùng với đặc điểm khí hậu và những nét đặc trưng về văn hóa là những món ăn đặc dị mà chỉ đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum mới có. Điển hình như món kiến chua, gỏi cá – kiến chua, trứng kỳ nhông, sùng nướng…
“Đã là người Kon Tum, bà con ai cũng mê món này, món kiến chua ấy”, già làng A Jring Đeng làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập, H.Kon Rẫy, Kon Tum) nói, miệng chép liên tục như vừa ăn xong món này. Già A Jring Đeng kể, để kiếm được món kiến chua không dễ, không phải mùa nào cũng có. Bởi lũ kiến vàng (nguyên liệu chủ lực làm món kiến chua) chỉ làm tổ trong rừng vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (âm lịch) hằng năm, nhưng lại ở tít trên cao nên việc lấy được tổ kiến về làm “mồi” rất khó.
 
Ấy là chưa kể, khi có kiến trong tay, các công đoạn chế biến món ăn này tuy không cầu kỳ nhưng cũng phức tạp. Theo già A Jring Đeng, tổ kiến vàng sau khi đem về ngâm vào nước lạnh để lấy kiến, trứng kiến và nhộng trứng kiến ra khỏi tổ. Sau đó, tất cả được ngâm qua nước sôi 1 – 2 phút để loại bỏ những chất bẩn, có khả năng gây độc rồi vớt ra ngoài để ráo nước. Gia vị làm món kiến chua bao gồm: ớt, muối, bột ngọt. Sau đó, kiến, trứng kiến, nhộng kiến sẽ được trộn đều với các loại gia vị rồi bỏ vào ống lồ ô, quấn chặt lá chuối hai bên đầu và đem nướng trên bếp than.
 
Khoảng 5 phút sau khi nướng, mùi thơm thoảng ra… nứt mũi, như vậy là món kiến chua có thể mang ra ăn được. Món trứng kiến được bày biện trong những ống lồ ô hoặc bẹ của bắp chuối rừng cho thêm phần dân dã, mộc mạc. Ăn món kiến chua, vị chua chua của kiến, cay cay của ớt, bùi bùi của trứng và nhộng kiến mang lại cho người thưởng thức cảm giác thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và mệt mỏi, nhất là vào mùa nắng nóng oi nồng ở Kon Tum.
 
Gỏi cá – kiến chua
 
Với người Rơ Mâm ở làng Le (xã Mô Rai, H.Sa Thầy, Kon Tum), còn món ngon đặc dị nữa là món gỏi cá – kiến chua. A Khương ở làng Le, tự hào với tay nghề làm món này “không ngon không lấy tiền” bảo: món gỏi cá – kiến chua ngon, mát cho cơ thể, cầu kỳ trong cách nấu nhưng hết sức độc đáo. Nguyên liệu chính của món này, ngoài kiến chua còn có cá sông to, nhiều thịt, gia vị gồm: muối, bột ngọt, ngò gai, hành lá xắt nhỏ.
 
A Khương bày cách làm: cá sông đem về rửa sạch, rọc lấy phần thịt cá, băm nhuyễn. Kiến chua đem về cũng qua những công đoạn ngâm vào nước lạnh để lấy kiến, rồi “chần” qua nước sôi cho sạch. Phần thịt cá sẽ được trộn với tất cả các loại gia vị, sau đó trộn nguyên liệu kiến chua vào cùng rồi bỏ vào ống lồ ô nướng từ 5 – 7 phút là có thể dùng được.
 
Món gỏi cá – kiến chua rất đậm đà, vừa giữ được vị ngọt và thơm của cá sông, vị chua của kiến, quyện với mùi thơm nồng của các loại rau rừng. Ngoài giá trị dinh dưỡng, món ăn này cũng giúp bà con giảm được sự mệt mỏi sau những ngày đi rừng làm nương, làm rẫy hoặc giải rượu rất tốt sau những ngày dài lễ hội diễn ra.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây