Câu cá Rô phi ở Kon Plông

Thứ bảy - 13/09/2014 22:15
Ở huyện Kon Plông – Kon Tum ngoài những đặc sản: bún cá tầm, gà nướng mộc, bê quay, chim cu đất, rượu sim… còn có món cá rô phi nướng cuốn lá rừng (sung, trâm, mơ lông, đinh lăng, ngành ngạnh, lá chua v.v…) rất phong phú hương vị, giàu đạm, nhiều dược tính và bổ dưỡng.
Câu cá Rô phi ở Kon Plông
Câu cá Rô phi ở Kon Plông
Câu cá từ lâu được xem là một thú vui giải trí đối với nhiều người, bởi nó đem lại cảm giác thư thái, tạm cất đi những nỗi lo toan thường nhật; nó cũng rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại. Có một câu ngạn ngữ ở nước ngoài:“Tất cả sự lãng mạn của môn câu cá nằm trong tâm trí của người đi câu và không con cá nào có thể miêu tả được nó!”. Ở Kon Plông cũng vậy, câu cá được xem là một sở thích thanh tao đối với mỗi người dân vào lúc rảnh rỗi, thậm chí nó được mặc nhiên công nhận như là một nghề: – Nghề câu cá rô phi ở Kon Plông!
 
Đến Kon Plông vào buổi sáng hay buổi chiều, thỉnh thoảng bạn thường thấy từng tốp người đi dọc những cung đường như đám trẩy hội, đó là họ đi câu; trẻ em, người lớn, nam, nữ đều có, mỗi người cầm trên tay một chiếc cần câu và một nhúm mồi, vừa đi vừa nói chuyện rôm rả giống như những ngư dân biển đã có kết quả đầy ắp cá sau hàng tháng rong ruổi ngoài biển khơi trở về.
 
Đi câu – một thú giải trí hiệu quả
 
Những lúc rảnh rỗi, thay vì ngồi trước màn hình vi tính với những trò chơi game vô bổ, bạn hãy đến với Kon Plông. Chỉ cần một vài cần câu tự chế hoặc mua, lưỡi câu, cước, chì, giỏ nhỏ đựng mồi, đựng cá… đơn giản, không cần chuyên nghiệp lắm. Đó là phương tiện đánh bắt hữu hiệu. Đặc tính của loài cá rô phi rất háo mồi. Về mồi, có ý kiến cho rằng nên câu bằng giun đỏ, giun đất, trùng chỉ, tôm ươn, hà đen, hà đỏ, trứng kiến hay mồi bột. Tuy nhiên kể như vậy cũng quá cầu kì, chỉ cần bạn mua một ổ bánh mì, một nắm thức ăn gia súc hiệu “Con cò” đã giã nhuyễn trộn dẻo để vo được từng viên trong tay là được. Vì đơn giản như thế mà ở đây không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng háo hức đi câu.
 
 
Kon Plông có nhiều hồ tự nhiên, với trữ lượng cá rất dồi dào như hồ Đăk Ke, hồ Toong Đam, hồ Toong Zơri, Toong Pô,v.v… Cũng vì trữ lượng các loài cá dồi dào nên đã thành lợi thế cho giới đi câu. Người đi câu ở đây có thể chia làm hai loại: Loại dành cho người “đẳng cấp”, họ đầu tư phương tiện câu đến triệu đồng, chủ yếu là để câu cá trắm và lóc, họ thuộc vào số ít, chủ yếu là công chức, đi câu vào những lúc rảnh rỗi, hoặc ngày thứ bảy và chủ nhật. Loại thứ hai là tầng lớp phổ thông, câu cá rô phi là chính, số này chiếm phần đông. Tại một số điểm hồ gần trung tâm huyện, họ ngồi theo từng tốp, cười nói rất huyên náo.
 
Theo ông Trịnh Quang Đoàn hiện đang nuôi cá Tầm tại hồ Tong Đam cho biết, cá rô phi ở đây sinh trưởng rất nhanh. Ở hồ Tong Đam ông đã nhiều lần câu được cá rô phi nặng gần một ki lô gam, còn cá cỡ ba đến bốn ngón tay thì nhiều vô kể, chúng lượn tấm lưng xanh biếc, ngoi đâu lên mặt nước trước mặt người câu như mời mọc, true đùa.
Ở Kon Plông ít người đánh bắt bằng hình thức thả lưới, do là Huyện được quy hoạch là khu sinh thái nghỉ dưỡng nên các hồ thác được quản lí chặt chẽ, không cho phép đánh mìn, rà kích hay xả rác bừa bãi được. Một vị lãnh đạo huyện cho biết ý thức của người dân Măng Đen cũng rất cao, họ chỉ đi câu cá hoặc dạo mát chứ ít có hành vi xâm hại cảnh quan. Câu cá rô phi cũng chủ yếu là nhằm mục đích để giải trí, có nhiều người câu được rồi thả xuống hoặc cho người khác, họ chỉ timg thú vui trong cảm giác lúc được giật câu, có khi… quên cả đói.
 
 
Thầy giáo Huỳnh Tiến Sĩ, người thường xuyên đi câu cho biết: “Câu cá rô phi khá dễ vì tần suất câu được nhiều, chỉ ngồi hơn một tiếng đồng hồ là có cả ký”. Cũng theo ông Trịnh Quang Đoàn: “Ngày nào tôi cũng câu, thú vui này giúp tôi thư giãn đầu óc, yêu đời, yêu cuộc sống hơn”. Đối với trẻ em ở Măng Đen ngoài thú vui được đi ngoạn cảnh vào dịp hè một cách lành mạnh, có tính giáo dục cao, thì việc câu cá rô phi còn giúp một số phụ huynh đỡ lo lắng vì đã giúp các em bỏ được đam mê chơi game. Anh Nguyễn Văn Hùng có con nhỏ ở xã Đăk Long cho biết: “Từ ngày cháu có thú vui đi câu cá không thấy cháu đến bưu điện chơi game nữa”. Có lẽ đây là một thú tiêu khiển không phải nơi nào cũng có được nếu không có sự ưu đãi của thiên nhiên như ở Kon Plông
 
Cá rô phi – món ăn giản dị mà bổ dưỡng
 
Ở Kon Plông cá rô phi được dân nhậu lai rai ưa thích. Nó dễ kiếm, nếu không có thời gian đi câu thì cũng có người bán. Ông Trịnh Quang Đoàn cho biết cá biệt có ngày ông câu được gần 10kg, 1kg giá 40 ngàn đồng, cũng là một nguồn thu nhập không nhỏ. Người mua có thể mua trực tiếp tại hồ, vớt lên trực tiếp từ mẻ, cho nên ai cũng khoái tìm đến.
 
Cá rô phi cũng như cá rô đồng, có nhiều cách chế biến: nướng trên than lửa sau khi mổ lấy sạch ruột, ướp dầu ăn và các gia vị khoảng 30 phút; nướng chừng 10 đến 15 phút tùy theo độ nồng của than. Cá chín, giẽ lấy thịt cá cuốn với lá mơ lông, lá sung, lá ổi… tuỳ theo ý thích để thưởng thức. Có cách cũng được nhiều dân nhậu khoái khẩu, rất thông dụng, đó là cá rô phi chiên dòn cuốn với lá sung, mít, bồ đề… Lại có cách chế biến hơi cầu kì hơn: róc bỏ da và xương, chỉ lấy thịt cá, thái mỏng bỏ vào đĩa vắt chanh vào kèm theo các gia vị khác trộn đều cho “tái” rồi lấy các loại lá như trên cuốn gỏi chấm với nước mắm pha bồ tạt sẽ bắt gặp một hương vị “đậm đà khó quên”. Nếu làm thực phẩm cho bữa cơm thường nhật thì cá rô phi được kho rim với nghệ tươi, hoặc nấu canh chua lá giang…
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá rô phi là món ăn bổ dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em. Bộ não đang phát triển của trẻ cần những chất béo thiết yếu như omega-3 DHA… Các loại chất béo này lại chủ yếu đến từ nguồn cá. Do vậy nguồn cá rô phi ở Kon Plông dễ bắt dễ tìm kia sẽ là điều đáng quan tâm của các bậc cha mẹ.
Câu cá là một trong những thú vui rất hợp với các loại khách du lịch khi đến với Măng Đen, nó là một thứ lao động nhẹ nhàng, thanh tao, thơ mộng, và cũng là một thứ triết lí sống trong cuộc đời. Thiết nghĩ huyện Kon Plông nói chung, khu du lịch sinh thái Măng Đen nói riêng, nên có những động thái đầu tư, tiếp thị hữu hiệu hơn để quảng bá với du khách bốn phương biết kiểu giải trí độc đáo này.

Tác giả bài viết: Cộng tác viên KonTum Online Nguyễn Văn Nông – Trường PTDT Nội trú KonPLông, huyện KonPLông, Kon Tum (Kon Tum, ngày 5 tháng 8 năm 2013)

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây