Đến Kon Tum, như đã nói chúng tôi mang theo nhiều thắc mắc về lối sống, phong tục của tộc người Bahna được các nhà truyền giáo người Pháp ghi lại. Các tài liệu đó ghi rằng phụ nữ Bahna ngày trước đều để ngực trần, hút thuốc lá vô tư, có người nghiện đến độ “ăn thuốc”.
Với tình yêu thiên nhiên luôn hiện hữu và bản tính luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trên khắp mọi miền và nhất là nơi mình đang sinh sống... Điều này đã từng thôi thúc chúng tôi thực hiện nhiều chuyến du hành và cứ như thế, mới đây chúng tôi đã thực hiện một hành trình đến với làng Kon Jơ Rây theo cách trải nghiệm của riêng mình...
Trong ngày Valentine, những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu có nhiều sự lựa chọn để gửi tới người mình yêu những món qùa đầy ý nghĩa. Đó có thể là một món qùa truyền thống, như: hoa hồng, kẹo sôcôla, đồ trang sức... hay những món qùa mới nhờ công nghệ thông tin, như nhạc chuông điện thoại, một logo thay điều muốn nói... Thế nhưng ở Kon Tum, có một dân tộc mà món quà người con gái dành cho tình yêu của mình lại là những thanh củi. Để có món qùa đặc biệt này, người con gái có khi âm thầm chuẩn bị đến năm, mười năm.
Mùa Xuân, người ta nhớ hoa cải Mộc Châu bung trắng trời, người ta say mê hoa đào mơ mộng trên đỉnh núi Sapa, người ta ngắm hoa sưa Hà Nội trắng tinh khôi. Còn tôi, tôi yêu Hoa Dã quỳ cao nguyên – loài hoa mặt trời bé xinh, với màu vàng rạng rỡ, đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Dã quỳ mộc mạc như cô sơn nữ, không cầu kỳ phấn son mà mang nét duyên dáng, quyến rũ đến lạ thường.
Rừng Trường Sơn, dải núi rừng thiêng liêng của người Việt, nguồn gốc của biết bao nhịp sống, nơi gìn giữ môi trường cho con người. Dù có lúc lãng quên, dù có lúc không được lưu tâm tới, song rừng luôn lặng lẽ giang rộng vòng tay bao bọc đời sống con người trong sự hòa hợp muôn loài.
Ðó là mùa mà từng đàn voi rùng rùng sải bước chân ào qua thung lũng. Mùa của những đàn chim ngược về rừng xanh bay rợp, che lấp một khoảng trời. Mùa mà từng đàn ong ríu rít rủ nhau đi làm mật. Mùa cây cối cội cằn trút lá như những chàng trai trẻ khoe cơ bắp, bộc lộ một sức sống mãnh liệt thách thức sự khắc nghiệt của không gian, thời gian...
“Với người thiểu số ở Tây Nguyên, rừng không những là không gian sinh tồn dưới dạng vật chất mà đó còn là nơi chốn để họ gửi gắm linh hồn vào các thế lực siêu nhiên. Cuộc sống của các cư dân bản địa luôn gắn với không gian thiêng của rừng nên rừng cũng có những “lý lẽ” riêng của nó trong quan niệm và cả trong cách “hành xử” của người thiểu số”.
Quanh hồ T’Nưng còn có cả một truyền thuyết rất hấp dẫn du khách. Chuyện rằng: ngày xưa tại đây có một làng tên T’ Nưng, con gái và con trai trong làng đều xinh đẹp, sống chung với nhau rất vui vẻ. Thế rồi một ngày nọ trời đất chuyển mình, mây mưa dữ dội. Từ dưới lòng đất ngọn lửa phun lên ào ạt, trong phút chốc ngọn lửa ập xuống xóa tan ngôi làng. Sau khi lửa tắt, ngôi làng chỉ còn là một hố sâu thăm thẳm. Những người dân làng T’Nưng còn sống đã đứng trên hố sâu ấy mà khóc, nước mắt họ đã chảy đầy hố sâu ấy thành hồ T’ Nưng.
Mỗi lễ hội truyền thống của người dân bản địa đều mang tính tâm linh, huyền bí và hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Trong đó lễ “Pơ thi” nổi bật rực rỡ bởi sự khác biệt độc đáo về nghi thức và yếu tố nhân văn. Ngày nay, lễ “Pơ thi” không còn được duy trì phổ biến như trước đây nữa. Nhưng đối với người Ja rai, nó vẫn là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất trong vòng đời của mỗi con người.
Để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này, hàng năm, trong dịp Tết Nguyên đán, người Kon Tum lại tổ chức hội đua thuyền độc mộc trên dòng Đăk Bla hùng vĩ, đây là ngày hội, là dịp để người dân các làng giao lưu, kết thân bè bạn với nhau.
Dưới những tấm màn mây trắng xốp, Ngọc Linh lờ mờ hiện ra đẹp rực rỡ. Là dãy núi đồ sộ thứ 2 tại Việt Nam sau Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh mang trong mình những huyền thoại, kích thích trí tò mò của bao người. Dãy Ngọc Linh đẹp không chỉ vì những gì bên ngoài mà còn đẹp bởi những ý nghĩa, giá trị tâm linh của bà con đồng bào dân tộc thiểu số bao đời nay.
Tiếng cồng chiêng linh thiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum nói chung và của người Ba Na nói riêng từ bao đời nay vẫn được các thế hệ trân trọng gìn giữ, bởi đó không chỉ là nét văn hóa biểu trưng mà còn có ý nghĩa tâm linh hết sức to lớn. Trước thực trạng nhiều thanh niên đang dần rời xa những thanh âm truyền thống trong cuộc sống hiện đại, những già làng người Ba Na ở làng Kontum Kpơng (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) đã dày công lập nên đội cồng chiêng “nhí”. Để từ đó, họ kiên trì tiếp lửa cồng chiêng cho các em với mong muốn duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của người Ba Na.
Từ trung tâm thành phố Kon Tum, mất khoảng 2 giờ ô tô để đến Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, trong kí ức của nhiều người, đây là vùng đồi núi hoang vu, cư dân thưa thớt, cuộc sống đìu hiu, buồn bã. Những năm trước, ở thành phố Kon Tum muốn vào Bờ Y thì phải mất vài ngày, mùa khô đường bụi mù mịt, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, mùa mưa thì đất đai nhão nhoét, đường rất khó khăn, nhiều chỗ phải đi bộ cả đoạn dài.
Măng Đen cách thủ phủ Kon Tum khoảng 50 km. Muốn đến nơi phải vượt đèo Măng Đen với chiều dài khoảng 12 km, có khoảng 126 khúc cua, băng qua cái lạnh như cắt giữa rừng thông đại ngàn.
Hôm qua, 18-5-2012, nhà thơ Tạ Văn Sĩ ghé Gia Lai gửi sách biếu cho 5 tác giả của Gia Lai là: Nhà thơ Văn Công Hùng, Lê Vi Thủy, nhà văn Thu Loan, Phạm Đức Long và Hoàng Thanh Hương có thơ tuyển in trong tập KON TUM THƠ do anh biên soạn và vừa in xong quý II/2012 nhân dịp tỉnh Kon Tum 100 năm tuổi. Tuyển tập chọn 123 bài thơ của 123 tác giả là người ở khắp các vùng miền đất nước và đang sinh sống tại Kon Tum có sáng tác về vùng đất này dọc suốt trăm năm qua. Tập sách được nhà văn Nguyên Ngọc viết lời giới thiệu rất sâu sắc và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thiết kế bìa sang trọng. Và đây là bài thơ được tuyển in của mình, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Đến với Kon Tum trong những ngày đầu năm mới, chúng tôi, những người đam mê chủ nghĩa xê dịch, đã bắt đầu chuyến hành trình từ mảnh đất TP HCM với bao nhiệt huyết mong chờ’, bạn Võ Thị Hoài Thu chia sẻ.
Một ngày tháng sáu trên phố núi Kon Tum ẩn chứa cảm xúc của cả bốn mùa: sớm trong lành mùa xuân, trưa nóng bức mùa hè, chiều yên ả mùa thu và tối lạnh so vai mùa đông. Chỉ trong vòng một ngày – 24 giờ ngắn ngủi mà trải nghiệm những điều đó quả là sự thú vị hiếm nơi nào có được.
Kon Tum thu hút người yêu du lịch bởi cảnh quan tự nhiên kết hợp với truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời.
Khi những cơn mưa đầu mùa xối xả tuôn trắng núi trắng rừng cũng là lúc đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tập trung ra những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước.
Mặc dù "tuổi đời" gần 100, nhưng nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn giữ nguyên nét đẹp hài hoà giữa lối kiến trúc người Roman và nhà sàn của người Bana.