Dứa rừng còn có nhiều tên gọi khác, như: dứa gai, dứa gỗ... Ở Quảng Ngãi, trái dứa rừng mọc và phát triển tự nhiên khá nhiều ở một số khu vực rừng miền núi các huyện: Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà...
Người dân miền núi trong tỉnh cho biết: "Dứa rừng ra trái quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 10-12 âm lịch. Số lượng dứa rừng tìm hái được trong thời điểm này từ 4-7 trái/ngày/người. Tuy nhiên gặp chỗ mọc nhiều thì được 8-10 trái/ngày/người."
Nhưng khi chín thì chuyển sang màu vàng nhạt.
Cây dứa rừng có chiều cao khoảng 1-2m, lá hình dải hẹp, cứng và mọc tập trung ở ngọn. Qua quan sát thì các múi dứa rừng liền khít với nhau không có khe nứt. Khi còn non, nhỏ có màu xanh đậm; lúc chín chuyển sang màu vàng hơi nhạt và có mùi thơm như loại dứa mà người dân thường trồng để ăn.
Khác với dứa thường có phần thịt bên trong liền khối, cấu trúc bên trong của trái dứa rừng lại có từng múi.
Thay vì liền khối như dứa ăn thông thường, thịt dứa rừng gồm những múi to cỡ ngón tay út. Trọng lượng của dứa rừng thường từ 0,6-1kg/trái.
Theo nhiều tài liệu y học, cùng với một số bộ phận khác như: rễ, lá... trái dứa rừng được dùng làm thuốc.
Với vị ngọt, tính bình nên trái dứa rừng có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đờm...Vì thế dứa rừng thường được người dân mua về bổ ra và bóc tách lấy các múi, rồi phơi khô, ngâm rượu và uống để chữa các bệnh, như: Kiết lỵ, viêm gan siêu vi, tiêu đờm, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể...
Sau khi hái, mua dứa về thì dùng dao bổ và bóc tách các múi để phơi khô.
Ruột dứa rừng thường dùng ngâm rượu với chuối hột để chữa đau lưng, bồi dưỡng sức khỏe.
Từ chỗ không ai để ý, hiện dứa rừng đang được nhiều người tìm kiếm mua về để làm thuốc chữa bệnh.
Cũng chính vì có công dụng làm thuốc chữa được khá nhiều bệnh như vậy cho nên thời gian gần đây, chuối rừng được người dân miền núi Quảng Ngãi săn tìm, mang về bán với giá từ 10.000 -20.000 đồng/trái.