Theo y học cổ truyền,
ngũ vị tử tính ấm, có tác dụng bổ thận, dưỡng tâm dưỡng gan, cường dương. Có thể chữa các bệnh liệt dương, di tinh, mỏi mệt. Chất ethyl aicoh chiết xuất từ
ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn đối với thần kinh trung ương, cải thiện tuần hoàn não, chống lão hóa, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư...
Ngũ vị tử nấu tủy lợn:
ngũ vị tử 6g, tủy lợn 250g, gừng, tỏi, dầu ăn, gia vị đủ dùng.
Ngũ vị tử sấy khô, nghiền nát. Tủy lợn thái sợi, rán vàng. Phi thơm tỏi rồi đổ tủy lợn,
ngũ vị tử vào xào, nêm gia vị vào là ăn được.
Ngũ vị tử hầm thịt gà: Thịt gà 200g,
ngũ vị tử 9g, rượu, gừng, hành, nấm hương đủ dùng. Nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch thái làm đôi.
Ngũ vị tử, thịt gà rửa sạch thái thành miếng nhỏ. Đổ dầu vào chảo, phi tơm hành rồi đổ các thứ trên vào xào qua, đổ nước, hầm đến khi thịt gà chín là ăn được. Món này có thể ăn hằng ngày, ăn cùng với cơm.
Ngũ vị tử, nhân sâm nấu với óc lợn: 1 bộ óc lợn; nhân sâm,
ngũ vị tử 5g; mạch môn đông, câu kỷ tử 15g; gừng tươi, muối nêm vừa đủ. Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, hấp cách thủy trong vòng 2 giờ là dùng được.