Thực hành những nguyên tắc dưỡng sinh sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và trẻ trung

Thứ bảy - 06/01/2018 19:51
Tuy rằng cơ thể của chúng ta liên tục thay đổi, cuộc sống lại ngày càng hiện đại, nhưng từ đó cũng sinh ra nhiều hệ lụy thì khi ấy những giá trị từ phương Đông người ta tìm kiếm và thực hành thì lại mang đến những hạnh phúc, trong đó những nguyên tắc dưỡng sinh của cổ nhân từ rất xa xưa đã chỉ ra chính xác ra những gì con người cần làm
Người có "ngộ tính" sẽ nhanh chóng đoán biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
Người có "ngộ tính" sẽ nhanh chóng đoán biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
1. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng hàng đầu
Trong 100 nguyên tắc dưỡng sinh của Trung Quốc, giấc ngủ chất lượng là điều kiện được đưa lên hàng đầu.
Đặc biệt, nếu mất ngủ vào giờ Tý (11h đêm – 3h sáng), thận sẽ bị hư tổn. Hơn nữa, tim thận tương liên, thận có tính thủy, nếu suy yếu sẽ khiến hỏa vượng, dễ hao tổn tinh thần.
ngủ sớm
Chưa dừng lại ở đó, nếu có tâm tư bất an trước khi đi ngủ, chớ nên trằn trọc để tránh bị hao tâm tổn sức. Hãy nhớ cho ‘tâm’ ngủ trước rồi thân mới ngủ yên được.
2. Lục phủ ngũ tạng liên quan tới "thất tình lục dục"
Người Trung Quốc có câu "đa sân thương can, đa dâm thương thận, đa thực hựu thương tỳ vị. Ưu tư thương tỳ, phẫn nỗ thương can, lao lự thương thần."
Có nghĩa là: Giận dữ thương gan, phóng túng hại thận, ăn nhiều hại tỳ vị, ưu tư thương tỳ, u buồn hại gan, phiền não làm hao tổn tinh thần.
Về mối quan hệ của "thất tình lục dục" đối với sức khỏe, "Hoàng đế nội kinh" từ sớm cũng đã chỉ rõ: "Nộ (cáu giận) thương gan, hỉ (vui quá mức) thương tim, ưu (buồn) thương phổi, tư (nghĩ ngợi quá nhiều) thương tỳ, khủng (sợ hãi) thương thận."
lục phủ ngũ tạng
Như vậy, không thể phủ nhận việc tâm tình có ảnh hưởng không nhỏ tới phủ tạng nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, con người không nên bị tâm tình điều khiển, mà phải chủ động nắm bắt và làm chủ cảm xúc của chính mình.
3. "Khí dĩ hành huyết, huyết dĩ bổ khí"
Đây là quan điểm khẳng định mối liên hệ của khí – huyết. Theo đó, khí giúp máu (huyết) lưu thông, máu lại đóng vai trò bổ khí.
Người bình thường nhìn lâu sẽ tổn máu, nằm lâu thương khí, ngôi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu tổn thương gân, thất tình lục dục quá độ sẽ hư hao nguyên khí, hại tim hại thận.
Đạo gia cho rằng: Khí – huyết của con người cũng là một cặp phạm trù âm dương, trong đó máu đóng vai trò là âm, khí là dương. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng, tác dụng qua lại và điều khiển lẫn nhau.
2
Mạch máu người là một hệ thống cực kỳ phức tạp
Thiếu khí sẽ khiến bệnh tật tích tụ, dễ bị tắc động mạch, ung thư. Ngược lại, khí quá vượng lại sinh ra những chứng bệnh về xuất huyết. Do đó, chỉ khi khí – huyết ở trạng thái đủ và cân bằng, cơ thể con người mới thực sự khỏe mạnh.
4. Lao tâm quá độ, bệnh tật vận vào thân
Tim bị ứ đầy sẽ không tiếp nhận khí nóng của gan, đồng nghĩa với việc khí gan bị tích tụ. Gan thuộc hệ mộc, khắc với thổ, khí tích ở gan sẽ khiến tỳ vị bị bệnh, dẫn đến tiêu hóa bất ổn, dinh dưỡng không ngủ, giấc ngủ không an.
lao lực quá độ
Chưa kể tới việc mộc khắc thủy, mà thận nằm trong hệ thủy, gan bị tụ khí sẽ khiến thận yếu do hỏa vượng. Trong khi đó, tim thận tương liên, thận bất ổn sẽ làm tim khí càng yếu và kéo theo cả các bệnh về phổi.
Bởi lục phủ ngũ tạng đều có mối liên quan, nên một bộ phận bất thường sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khôn lường.
5. Động sinh dương, tĩnh sinh âm
Đây chính là nguyên lý âm dương của "Kinh Dịch" được đúc kết từ cổ nhân Trung Hoa.
"Động" (vận động) là nền tảng của cơ thể, chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó, "tĩnh" (tĩnh tọa) lại có thể tránh được những tổn hao cho cơ thể, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
tĩnh công
Theo đó, chúng ta không nên ngày nào cũng tìm cách bổ thận, tráng dương. Nên nhớ rằng: vận động sẽ sinh ra dương, tĩnh tọa có thể sinh âm. Âm được ví như "mẫu" (mẹ) của dương, đồng thời dương cũng tác động trở lại yếu tố âm.
6. Bổ khí tuy cần nhưng không được mù quáng!
Người ở vào giai đoạn thiếu khí, không nên mù quáng làm đủ mọi phương pháp để bổ khí, nếu không sẽ "lợi bất cập hại".
bổ khí đông y
Nếu rơi vào tình trạng thiếu khí do thiếu máu, việc cần làm trước tiên là bổ máu, bởi máu được ví như "mẹ" của khí. Ngược lại, khi bị thiếu khí do khí huyết không lưu thông, chúng ta lại cần tẩm bổ cả hai cả khí và huyết.
7. Tầm quan trọng của môi trường đối với việc dưỡng sinh
Không thể phủ nhận yếu tố môi trường có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình dưỡng sinh. Đây cũng là lý do những người bệnh thường tìm đến những nơi rừng núi thanh tịnh để an dưỡng và chữa trị.
dưỡng sinh
Bởi những nơi rừng sâu núi thẳm thường có không khí chứa anion (ion âm). Thông qua sự thả lỏng của người bệnh, những ion âm này sẽ thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tự động nuôi dưỡng ngũ tạng, lục phủ, khiến cho người bệnh giống như được hồi sinh.
Bên cạnh đó, còn có một điểm trọng yếu mà ít người trong số chúng ta biết rõ là cơ thể con người không chỉ hô hấp bằng mũi và miệng mà còn thông qua các lỗ chân lông. Đặc biệt, đây còn là nơi có thể hấp thụ "những tinh hoa của đất trời".
8. "Thuận theo tự nhiên" là cảnh giới đỉnh cao
Khi một người xuất hiện trên đời, số phận của họ đã được an bài bởi số mệnh. Theo đó, nếu chúng ta có thể thuận theo vận mệnh, ắt sẽ luôn được bình an vô sự.
Người có "ngộ tính" sẽ nhanh chóng đoán biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
thuận theo tự nhiện
Đạt được cảnh giới "thuận theo tự nhiên", con người có thể luôn bình an vô sự, thậm chí sống lâu trăm tuổi.
Đó cũng là lý do mà việc dưỡng sinh không đơn giản chỉ mang tính bắt chước, bảo sao làm vậy. Chúng ta không thể sống theo người khác, mà phải đi từ trong tâm để tìm được "ngộ tính", nắm bắt được số mệnh của mình.
Như vậy, làm thế nào để biết được bản thân mình có đang "thuận theo tự nhiên" hay không? Việc này kỳ thực rất đơn giản: Nếu bạn có bệnh hoặc không được thoải mái, đó chính là hậu quả của việc "làm trái tự nhiên".
9. Bệnh từ tâm mà ra
Suy nghĩ và bệnh tật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, có rất nhiều căn bệnh sinh ra bởi ý niệm mà thành. Y học hiện đại gọi đó là bệnh "tưởng".
tâm bệnh
Những căn bệnh ấy cho dù dùng thuốc trị liệu cũng không khỏi. Đối với loại bệnh từ tâm mà ra này, chúng ta cần chữa bằng tư tưởng. Vậy mới nói, tâm tình có thể sinh bệnh mà cũng có thể chữa bệnh.
10. Ngũ hành tương sinh tương khắc
Hơn 2 thiên niên kỷ trước đây, cổ nhân Trung Hoa đã khám phá ra thuyết Ngũ Hành với đặc tính tương sinh – tương khắc.
Cũng theo Đông Y, tính tương sinh – tương khắc của Ngũ Hành sẽ đảm bảo cho năng lượng lưu thông, nuôi dưỡng và duy trì công năng bình thường của tạng phủ.
ngũ hành xung khắc
Lục phủ ngũ tạng cũng được xếp vào các phạm trù thuộc Ngũ Hành và nằm trong quy luật tương sinh - tương khắc. (Tranh minh họa).
Các cơ quan trong cơ thể đều phụ thuộc vào nhau, một bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ kéo theo cả cơ thể bị bệnh. Đó chính là vòng tương sinh.
Ngược lại, vòng tương khắc là sự ức chế lẫn nhau của tạng phủ. Ví dụ như tim đập quá nhanh sẽ khiến phổi bị ức chế, gây khó thở; thận quá lao lực lại khiến tim bị bệnh; gan bị rối loạn sẽ khiến hệ tiêu hóa bất ổn…
Bởi vậy, phàm là những bênh liên quan tới ngũ tạng, ta có thể dựa vào tính tương sinh – tương khắc của ngũ hành mà điều trị.

Tác giả bài viết: Theo SecretChina

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

 Từ khóa: dưỡng sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây