1. Bị sa thảiMichael Kerr - tác giả cuốn The Humor Advantage: Why Some Businesses Are Laughing All the Way to the Bank cho rằng: “Bị sa thải có thể là trải nghiệm tàn nhẫn, khó khăn nhưng nó có thể cảnh tỉnh rất lớn cho bản thân về hiệu suất làm việc cũng như con đường xây dựng sự nghiệp. Thà rằng nhận ra lầm lỗi trước 30 tuổi, còn hơn là ở độ tuổi 40. Bị sa thải sẽ dạy cho bạn những bài học có giá trị nhất trong cuộc sống”.
2. Thay đổi việc làmKate Swoboda - người tạo nên khóa huấn luyện đào tạo bản lĩnh dũng cảm - cho rằng: “Cuộc sống rất ngắn. Do vậy, bạn không nên làm những việc mình không thích hay chỉ vì đồng lương. Thay vào đó, hãy chọn công việc bạn thích hoặc phù hợp với mình. Trong độ tuổi 20, bạn có quyền thay đổi”.
3. Có những kế hoạch ngắn hạn"Bạn phải biết nơi muốn đi nếu mong đạt được điều đó. Những kế hoạch không cần quá dài, tỉ mỉ, bạn chỉ cần biết tại sao mình muốn làm chúng” - Swoboda chia sẻ.
Bà cũng nói thêm: “Bạn có thể từ từ thiết lập kế hoạch trong tương lai của mình bằng cách trả lời các câu hỏi như: Làm sao để mỗi ngày đều cảm thấy có ý nghĩa? Làm sao để công việc mình làm có hiệu quả, đem lại niềm vui cho bản thân và những người xung quanh? Điều gì khiến bạn hài lòng với việc mình đang làm?...”.
4. Học cách quản lý thời gian hiệu quảBarry S. Saltzman - chuyên gia kinh doanh, Giám đốc điều hành tập đoàn Saltzman Enterprise Group - nhấn mạnh: “Thời gian là tiền bạc, không có công ty nào bỏ tiền ra để bạn lãng phí vào những việc không cần thiết. Bởi vậy, trước năm 30 tuổi, bạn cần học cách quản lý quỹ thời gian sao cho phát huy được tối đa khả năng chuyên môn của mình để cấp trên nhìn nhận, đánh giá”.
5. Thể hiện niềm đam mêMichelle Ward - tác giả cuốn The Declaration of You! - chỉ ra rằng: “Viết quảng cáo hay nhân viên trong lĩnh vực tài chính đều là hai ngành nghề tốt. Tuy nhiên, chúng không làm cho bạn nổi bật, thể hiện hết khả năng của mình. Khi ai đó muốn biết công việc của bạn, bạn sẽ phải trả lời để họ biết những gì liên quan đến bạn, bạn là ai và bạn là người như thế nào? Bạn nên thể hiện sở thích của bản thân, ai là người giúp bạn và bạn đã làm gì để cảm ơn người đó?”.
6. Trở thành chuyên gia“Chuyên nghiệp, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đặc biệt nào đó quan trọng hơn những gì bạn nói. Bạn không cần sa đà vào làm quá nhiều việc, mà nên tập trung làm một việc sao cho hiệu quả tốt nhất” - Saltzman nhận định.
7. Học cách chấp nhận lời từ chốiTừ chối là điều không ai thích. Tuy nhiên, đây là một phần trong cuộc sống của mỗi người. Khi điều đó xảy ra, bạn hãy vui vẻ chấp nhận. Đừng nên trách móc hay có những lời lẽ xúc phạm người từ chối bạn. Điều này chỉ làm cho bạn trở nên ích kỉ hơn.
8. Ghi lại những thành tích mình đạt đượcĐây là cách bạn ghi lại tất cả lời khen ngợi của mọi người dành cho mình cũng như những giải thưởng, thành tích bạn đạt được trong suốt quá trình làm việc. Bằng cách này, bạn có thể nhận ra việc mình làm tốt và chưa tốt để giúp bản thân hoàn thiện hơn.
9. Gửi thư cho thần tượngNgười bạn thần tượng có thể là nhà văn viết cuốn sách bạn thích, hay người thay đổi nét văn hóa nơi bạn làm việc hoặc là doanh nhân tập đoàn, doanh nghiệp thành đạt. Swoboda khuyên nên tìm cách tiếp cận và nói cho họ biết lý do vì sao bạn yêu thích họ.
Thông thường, nhiều người thường ngại viết thư vì sợ sẽ không ai đọc đến. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, người lãnh đạo trong lĩnh vực của bạn sẽ đánh giá rất cao hành động này với lời cảm ơn chân thành.
10. Chủ động trong những việc mình thíchƯớc mơ sẽ phản ánh mục tiêu trong tương lai của bạn. Nếu không chắc liệu lãnh đạo có đưa bạn đến những nơi tiệc tùng, sự kiện hay không thì bạn phải làm mọi cách để được đến đó. Hãy nhớ rằng, đây là kinh nghiệm rất tốt cho bản CV xin việc sau này.
11. Biết cách cho đi20 tuổi, bạn luôn tưởng tượng về những việc trong tương lai. Tuy nhiên, khi đến 30, bạn lại có suy nghĩ khác.
Thay vì cứ khăng khăng ý kiến của mình là tốt nhất và chỉ muốn được sếp ghi nhận, bạn nên chia sẻ ý kiến với mọi người. Khi một người đồng nghiệp gặp vấn đề trong công việc, bạn nên quan tâm và hỏi: “Làm thế nào tôi có thể giúp bạn”. Đừng e ngại khi biết vị trí của họ cao hơn mình.
12. Trở thành người hoạt ngônSaltzman chia sẻ: “Nhiều người lúc trẻ không dành thời gian cải thiện kỹ năng giao tiếp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của họ. 30 tuổi, bạn phải xác định những dự định của mình chính xác và thực tế, phải có kỹ năng viết lách ổn. Mỗi lời nói hay câu bạn viết đều thể hiện con người bạn”.
13. Kết nối với mạng xã hộiCó thể bạn ghét mạng xã hội nhưng đây là một trong những yếu tố cần thiết giúp bạn xây dựng và phát triển sự nghiệp thành công. Để kết nối hiệu quả, bạn cần vượt qua giới hạn an toàn của mình và nhận ra được sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải.
14. Kiểm soát sự hiện diện của truyền thông xã hộiBạn không nên phụ thuộc cũng như truy cập quá nhiều vào Facebook. Để chắc rằng kiểm soát được hoạt động online trực tuyến của mình, bạn nên cài đặt, thiết lập một blog, trang About.me và cập nhật hồ sơ cá nhân.
15. Xử lý mâu thuẫn, xung độtMâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào. Vì vậy, bạn nên học cách xử lý những tình huống như vậy. Có nhiều người chọn cách né tránh. Tuy nhiên, đối mặt và tìm cách giải quyết là phương pháp hiệu quả nhất.