Kon Tum: "Ma heo trắng" trên đỉnh Ngọc Linh cao nhất Trường Sơn?

Thứ bảy - 03/10/2015 19:24
Trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cao nhất dãy Trường Sơn ẩn chưa bao câu chuyện huyền bí. Ngọc Linh là dãy núi cao nhất dãy Trường Sơn với độ cao trên 2.500 m. Cái tên Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cũng được nhắc đến như một vùng kho báu về loài sâm quý - người địa phương gọi là củ giấu với những công năng thần kỳ. Nhưng, Ngọc Linh không chỉ có sâm, có rượu; Ngọc Linh còn có vô vàn những câu chuyện thần bí truyền từ đời này sang đời khác được kể bên bếp lửa nhà sàn hằng đêm của những già làng Xê Đăng…
Chòi người dân dựng lên để đuổi chim khỏi phá lúa rẫy.
Chòi người dân dựng lên để đuổi chim khỏi phá lúa rẫy.
“Ma heo trắng”có thật?
 
Chúng tôi tìm về Ngọc Linh một ngày trời đầy mây mù. Người Xê Đăng ở Ngọc Linh khi được hỏi về làng Rói (cách trung tâm xã Ngọc Linh mấy giờ đi bộ) đều có vẻ kiêng kị. Theo chân người “hoa tiêu” trên con đường bê tông ngoằn ngoèo như dải lụa trắng vắt lên các sườn núi, mải miết đi mãi rồi “hoa tiêu” cũng dừng lại, chỉ tay: “Làng Rói nơi đó! Nhưng ở đó giờ chẳng còn gì nữa, chỉ có mấy cái hồ nước dưới tán lá rừng”.
 
Kể về ngôi làng ấy, người già đầy sự kiêng kỵ, còn trẻ con sợ đến xanh mặt. Không biết làng Rói biến mất từ khi nào, nhưng có một điều chắc chắn là hầu như chẳng ai dám đặt chân tới nơi ấy. Người này kể với chúng tôi chuyện cách đây mấy năm có người đi tìm củ giấu, chẳng may lạc vào rừng ma. Người đàn ông ấy cứ đi miết, chẳng biết đó là khu rừng cấm kị, rồi đột nhiên gặp một con thằn lằn màu trắng xuất hiện trước mặt nên chạy bạt mạng, về đến nhà thì ốm li bì, người làng mời thày về cúng mãi nhưng cũng không khỏi.
 
kỳ bí ngọc linh kon tum
Những câu chuyện huyền bí được người lớn tuổi kể lại cho con cháu làng Lê Toan (xã Ngọc Linh, huyện Đắk Glei, Kon Tum).
Nhìn từ dưới con đường bê tông ngược lên núi, thật khó để nhận ra khu rừng rậm dày đặc những tán cây lớn, những tầng dây leo mờ đục dưới làn sương trắng đã từng là nơi sinh sống của một ngôi làng Xê Đăng. Để lên tới nơi, chúng tôi phải men theo các con suối nhỏ. Đi bộ khoảng gần một giờ, chúng tôi gặp những tảng đá lớn được xếp đặt nối tiếp nhau như có bàn tay con người. Rừng thiêng đây rồi! Không một bóng người. Đi vào sâu hơn một đoạn, những hố nước nằm cách nhau khoảng vài chục bước chân lộ ra…
 
Đem chuyện rừng thiêng ở làng Rói về hỏi A Hen - Chủ tịch xã Ngọc Linh nói: “Nó có thật đấy, thỉnh thoảng người làng vô tình đi lạc vào vẫn thấy con thằn lằn màu trắng. Chẳng ai dám nhắc đến!”. A Hen nói mình là thế hệ con cháu, rừng thiêng được ông bà và người làng kể rằng, nơi đó đã từng là có một làng Xê Đăng sinh sống. Năm ấy, vào một ngày mưa, trong làng xuất hiện một con heo trắng to giống như heo của người Kinh thường hay nuôi lấy thịt. Người Xê Đăng trên đỉnh núi thường chỉ nuôi heo đen, thứ heo nhỏ choắt. Hay là Yàng tặng cho làng? Đám thanh niên trong làng nghĩ thế rồi bàn nhau… làm thịt. Con heo trắng được xẻ thịt ra chia cho mọi người trong làng ăn uống no say mấy ngày mới hết. Duy chỉ có hai bà cháu nọ hôm ấy đi qua làng khác chơi nên không dự bữa tiệc thịt heo trắng ấy.
 
kỳ bí ngọc linh kon tum
Củ sâm Ngọc Linh (củ giấu) thật.
Chiều hôm sau, khi hai bà cháu vừa bước về đến cổng làng thì trời bỗng nổi cơn giông lớn, núi rừng rung chuyển. Người cháu vừa bước qua cổng làng thì dẫm phải thịt heo. Khắp núi rừng xuất hiện tiếng nói lớn nhưng không thấy người: “Người làng Rói phải trả giá vì đã làm thịt con heo ma”. Cả làng kinh động, hoảng loạn khi thấy mặt đất rung chuyển, nước dưới đất phun lên rồi xuất hiện thêm một con mãng xà màu trắng. Chỉ trong chốc lát, cả làng bị mãng xà giết chết. Hai bà cháu nọ bế nhau chạy, chạy đến đâu mặt đất lún sụt và tạo thành những cái ao lớn. Từ đó, làng Rói biến mất…
 
Ngọn núi “đi không được mang về”
 
Trong khu vực Mường Hoong và Ngọc Linh, đỉnh Ngọc Linh là ngọn núi nằm cao nhất trên những dải mây mù. Đây được coi là “nóc nhà của miền Nam” với độ cao cực đại đạt 2.598 m so với mực nước biển. Hàng trăm năm qua, ngọn núi này là mục tiêu chinh phục của những người ưa khám phá mạo hiểm và cũng là đích đến đầy đáng sợ đối với người địa phương. Nhiều người đi rừng và dân bản địa truyền nhau rằng lên đến đỉnh Ngọc Linh, thiết bị GPS bị “rối loạn”, không thể hoạt động được.
 
Cư dân bản địa ở Ngọc Linh kể rằng, đỉnh Ngọc Linh là “ngọn núi thiêng”. Trước khi có những du khách ở miền xuôi lên Ngọc Linh chinh phục đỉnh núi, người Xê Đăng, người Châu, chưa một ai dám đặt chân đến. Người dân ở Ngọc Linh cho rằng trên đỉnh mây mù là nơi cư ngụ của thần sét. Nơi đó chỉ có các thần linh mới được quyền sở hữu mọi thứ, con người đặt chân đến nếu không xin phép sẽ bị lạc trong thung lũng, không tìm được đường về. Nhiều câu chuyện xưa kể lại rằng, trong những lần chinh phục Ngọc Linh, nhiều toán thợ săn, những nhóm người đi tìm trầm, tìm củ giấu đã đi mãi rồi chẳng bao giờ về nữa. Bởi thế, người Xê Đăng khi nói đến đỉnh Ngọc Linh đều rất kiêng kỵ. Khi muốn đi núi, người làng cẩn thận sắm đặt các lễ cúng để xin phép thần linh, xin thần sấm dẫn đường chỉ lối để đi về an toàn.
 
Ông A Tiên - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Linh khẳng định rằng cho đến ngày nay, quan niệm về núi thiêng Ngọc Linh vẫn nguyên vẹn. Dẫu có những cuộc chinh phục không mệt mỏi, những cuộc lội rừng tìm củ giấu nhưng người làng vẫn tuân thủ những quy tắc “bất di bất dịch”: làm lễ cữ thần linh và không xúc phạm, kinh động đến núi rừng. Người lên đỉnh Ngọc Linh có một nguyên tắc cầm lòng “thứ gì của núi - mãi mãi là của núi, đi không nói, nhìn không thèm muốn và không nhặt hái mang về”. Nếu kinh động sẽ mãi mãi lạc giữa rừng mà không bao giờ tìm được đường ra.
 
Ông Tiên nói rằng ở xã Ngọc Linh, lực lượng dân quân và công an xã phải túc trực để kịp thời giải cứu những người lạc giữa rừng. “Nhiều người đi cầm bản đồ GPS hẳn hoi, nhưng mấy ngày sau không tìm được được ra, họ báo về cho chúng tôi là đi theo đường chỉ trên GPS nhưng đi mấy ngày vẫn cứ thấy trở lại vị trí cũ. Chúng tôi phải đưa quân leo núi mấy ngày trời mới giải cứu được”…

Tác giả bài viết: Tạ Vĩnh Yên theo Báo Giao Thông

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây