Tỏi đen đã được dùng phổ biến nhiều nước trên thế giới. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc Tỏi Đen được coi là loại thảo dược không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ở Việt Nam cũng đã có nghiên cứu làm tỏi đen thành công.
Tỏi đen vừa phòng chống ưng thư, chữa trị các bệnh về gan, mỡ máu, dạ dày, đường ruột, hô hấp... mà còn giúp da dẻ hồng hào.
Độc giả có nick name facebook Trà My Ngọc Nguyễn đã chia sẻ công thức làm tỏi đen mà chị đã thử nghiệm thành công.
Các bạn tham khảo cách làm tỏi đen của Trà My Ngọc Nguyễn dưới đây nhé:
Nguyên liệu:- Tỏi
- Bia
- Nồi ủ
Thực hiện:Bước 1: Tỏi các bạn lựa củ to, đẹp, đều nhau, mang về bóc đi một lớp vỏ mỏng nhất bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Cho tỏi vào thau nhựa, rưới bia lên, ngâm tỏi trong 30 phút để tỏi ngấm men vi sinh. Tỷ lệ ngâm 1kg tỏi tương ứng 1 lon bia.
Bước 3: Chuẩn bị một tờ giấy bạc to, trải đều rồi xếp tỏi vào, xếp ngay khi lấy tỏi ra khỏi thau bia.
Bước 4: Khi tỏi còn đang ướt, gói giấy bạc kín tỏi.
Rồi cho vào nồi cơm điện, bật nút warm, giữ ấm trong 2 tuần (các bạn có thể yên tâm là sẽ không hỏng nồi và tiền điện hết chỉ khoảng 10.000 đồng).
Khi làm, các bạn nhớ dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín xung quanh vung nồi điện để giữ nhiệt tốt hơn, nếu là nồi điện tử thì không cần.
Mẹo hay: Mùa này đang nắng nóng, để tiết kiệm điện và khỏi lo hại nồi, các bạn có thể tận dụng hơi nóng bằng cách, khi nắng to nhất, các bạn rút nồi điện ra rồi mang cả nồi ra nắng phơi, đến khoảng 4h chiều, nhiệt độ giảm thì mang vào nhà cắm điện tiếp. Bạn nào bận đi làm thì nhờ bố mẹ hoặc người giúp việc phơi cho.
Bước 5: Trong quá trình làm, các bạn có thể mở nồi ra kiểm tra tỏi hàng ngày, mở vung xong đóng lại ngay, không để quá 5 phút.
Sau 2 tuần ủ men, tỏi sẽ dần chuyển từ màu trắng, sang màu nâu, rồi màu đen. Khi tỏi đạt yêu cầu, nếm thấy vị hơi chua, hơi ngọt, không còn mùi nồng nguyên bản của tỏi, nghĩa là đã đạt yêu cầu. Tỏi đen thành phẩm các bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài.
Trà My Ngọc Nguyễn chia sẻ, "Nếu xem các video, các bạn sẽ thấy mỗi nơi có cách làm tỏi đen khác nhau, ở Nhật họ làm tỏi đen thậm chí còn không dùng bia để lên men, tuy nhiên các bạn Mỹ cho rằng lên men bằng bia tốt hơn. Vì sao tỏi trắng, ủ men lại chuyển màu đen? Bởi vì quá trình lên men đã xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol… thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh có khả năng tan trong nước như S-allyl-L-cysteine, Alliin, Isoalliin, Methionin, Cycloalliin, các dẫn chất của Cysteine, các dẫn chất của tetrahydro-carboline. Đây là những hợp chất rất quan trọng góp phần làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được.
Ngoài ra, sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng carbohydrate đã tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), điều này giải thích tại sao tỏi đen có vị ngọt của trái cây".
Công dụng của tỏi đenNgoài các tác dụng giống như tỏi thông thường, tỏi đen còn có thêm những tác dụng rất quý.
Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của tỏi đen cho thấy: Các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro-carboline được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy dịch chiết tỏi đen có hiệu lực mạnh kháng lại các tế bào khối u do vậy có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u. Nghiên cứu cũng chỉ ra tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường, những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỏi đen có hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.
Ngoài ra, tỏi đen còn có tác dụng điều hòa đường huyết. Như vậy, tỏi đen được tạo ra sau quá trình lên men có các tác dụng sinh học hơn hẳn so với tỏi thông thường. Chìa khóa cho sức khỏe, trường thọ: Hiện nay trên thế giới, tỏi đen đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt tại các nước châu Á.
Tỏi đen đã được sử dụng khá phổ biến, không chỉ làm thức ăn mà còn được nghiên cứu sử dụng trong ngành công nghệ dược phẩm, thực phẩm chức năng: làm thuốc chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư.
Trong ngành thực phẩm, nước uống giải khát tỏi đen đóng chai và các dạng chế phẩm khác (cao tỏi đen, viên nang mềm tỏi đen…) đã và đang lưu hành rộng rãi tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo… và được người dân ưa thích nhờ có thêm tác dụng bảo vệ sức khoẻ (tăng cường thể trạng, làm giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, cải thiện xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái đường, ức chế quá trình lão hóa và các phản ứng dị ứng, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và đường ruột), đồng thời có hương vị dễ chịu.
Về tác dụng sinh học: dịch chiết xuất tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tác dụng kích thích miễn dịch giúp tăng cường khả năng phòng chống các bệnh như: ung thư, tim mạch, tiểu đường…