Ở huyện Kon Plông – Kon Tum ngoài những đặc sản: bún cá tầm, gà nướng mộc, bê quay, chim cu đất, rượu sim… còn có món cá rô phi nướng cuốn lá rừng (sung, trâm, mơ lông, đinh lăng, ngành ngạnh, lá chua v.v…) rất phong phú hương vị, giàu đạm, nhiều dược tính và bổ dưỡng.
Bò nướng ống tre hay bê thui nướng lồ ô (người Jrai gọi là nham đing) là một trong những món ăn đặc sản của phố núi Kon Tum – Gia Lai. Sự hoà quyền giữ mùi thơm thoang thoảng của rau rừng kết hợp với cái đậm đà, béo ngậy của thịt bò đã góp phần tạo nên một món ăn độc đáo.
Dù không ghé qua dải đất miền Trung nhưng du khách vẫn có thể nếm thử những đặc sản nổi tiếng như mì Quảng hay nem nướng Ninh Hòa khi có chuyến du lịch ở vùng đất đỏ Tây Nguyên.
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.
Cùng với đặc điểm khí hậu và những nét đặc trưng về văn hóa là những món ăn đặc dị mà chỉ đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum mới có. Điển hình như món kiến chua, gỏi cá – kiến chua, trứng kỳ nhông, sùng nướng…
Qua vùng đất Bắc Tây Nguyên, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đắm say trong men rượu cần nồng nàn, thưởng thức miếng thịt rừng thơm nức và vị cà đắng đậm đà, ấn tượng. Cà đắng không phải cao lương mỹ vị nhưng đó là món ngon kết tinh từ nắng gió cao nguyên, của màu mỡ đất đỏ bazan, như cách sống chất phác, thật thà của người dân nơi đây.
Phố núi Kon Tum trong một chiều thu, giữa cái lạnh se se, xì xụp bên tô bánh canh nóng hổi, thưởng thức, vị ngọt của nước dùng, vị mềm của bột hòa quyện vào tạo nên vị ngọt thanh thanh cho tô bánh canh - nét ẩm thực độc đáo của phố núi. Và nếu có dịp ghé thăm mảnh đất phố núi xinh đẹp này, bạn đừng quên ghé những quán bánh canh sau nhé.
Chúng tôi ngồi nghỉ chân bên bờ sông, A Nhi nhanh chóng lấy túi đựng dế ra, cẩn thận bỏ phần gai chân, giữ lại phần đùi béo tròn, cắt bỏ cánh và đuôi, nặn hết ruột ra, rửa lại sạch rồi phơi trên lá chuối cho ráo nước. Trong lúc đó, tôi nhóm bếp lửa nhỏ, bếp lửa được thêm ít xà nu nên bắt lửa rất nhanh và cháy đượm. A Nhi chọn những con to nhất, thân vàng, béo múp, dùng mảnh tre nhỏ và dài xuyên thẳng từ đuôi lên đầu rồi đặt lên than đang hừng.
Sau trận mưa đầu mùa, ấu trùng ve từ mặt đất lột xác thành những chú ve trưởng thành. Đây cũng là thời điểm các cô cậu học trò rủ nhau vào rẫy cà phê để bắt ve. Nếu bắt được khi chúng vừa lột xác là ngon hơn cả. Thông thường chỉ bắt những chú ve đực để ăn, vì thịt ve đực chắc và thơm hơn ve cái. Việc phân biệt giữa ve đực và ve cái cũng rất đơn giản, ve đực nhỏ, cánh dày, khi chạm nhẹ ve sẽ kêu. Còn ve cái bụng to, cánh mỏng và không phát ra tiếng kêu khi ta chạm vào nó.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến món gà nướng của người đồng bào ở đây (có nơi gọi là gà sa lửa). Món ăn đơn giản được chế biến từ gà thả vườn, ướp gia vị rồi nướng chín bằng hơi lửa nhưng hương thơm của món ăn cứ lan tỏa mời gọi khiến du khách khó có thể bỏ qua.
Món ăn vừa được công nhận top 10 đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á lần thứ hai năm 2013 này có hương vị riêng biệt của núi rừng Tây Nguyên.