Hàng trăm người dân tộc Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum những ngày cận Tết nguyên đán 2018 đang tất bật đi lấy củi, góp gạo, thịt lợn, cùng gói bánh chưng dưới mái nhà rông.
Đã nhiều năm trôi qua, câu chuyện hy hữu về đôi vợ chồng tổ chức đám cưới lần thứ hai vì nằm mơ thấy lời khuyên của Yang, vẫn còn được người dân xã Hơ R’mong (huyện Sa Thầy, Kon Tum) nhắc đến khi ngồi bên ché rượu cần hay lúc phơi lưng trên rẫy.
Phát hiện vợ ngoại tình, anh nông dân Ksor Lút lủi thủi gọi người nhà vợ đến chứng kiến. Thế nhưng thay vì giúp con rể giữ vợ, ông bà nhạc lại đưa ra ý kiến kì lạ.
Mới lên lưng chừng núi Măng Rơi đã cảm giác thời tiết thay mùa. Cái nắng cô đặc bên này đèo cứ nhạt dần rồi pha loãng trong những tảng mây màu khói đèn lởn vởn trên các rặng núi cao... Phía sau cái vẻ ảm đạm của thời tiết ấy, vùng đất Tu Mơ Rông có một “điểm sáng” nhiều niềm tin: Sâm Ngọc Linh.
Sau khi tỉnh Kon Tum được thành lập 3 tháng, ngày 3/5/1913, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như Kon Tum để ghi lại dấu ấn lịch sử của sự kiện tỉnh Kon Tum được thành lập (9/2/1913) – vùng đất gắn bó nhiều kỷ niệm với gia đình .
Đăk Wớt là một làng lớn của đồng bào Rơ Ngao, thuộc tổng Hơ Moong xưa trên đất Kon Tum. Trải qua nhiều biến động bởi các cuộc ly tán trong chiến tranh, ngôi làng hiện vẫn còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều di sản văn hóa quý báu.
Tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và kỷ niệm 10 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2015).
Núi Ngọc Linh (Kon Tum) do người Xê Đăng chinh phục, cây sâm quý hiếm ở trên đỉnh núi cũng là của người Xê Đăng,… vậy mà sao người Xê Đăng vẫn nghèo?
Tây Nguyên tháng Tám, mưa sụt sùi cả ngày, nhõng nhẽo như con gái mới lớn, khó chiều. Nhưng có lúc, ngày lại chợt hồng nắng, trời trong veo như đôi mắt trẻ con khát sữa đang miết áo mẹ. Ấy là lúc Tây Nguyên chính thức sang mùa…