Đặc biệt, sự có mặt của gần 1.000 nghệ nhân thuộc 14 đoàn nghệ thuật dân gian các tỉnh Tây Nguyên như là nơi hội tụ của sắc màu .Tham gia giao lưu trình diễn cồng chiêng lần này, ngoài sự tham gia đông đảo lực lượng các nghệ nhân cao tuổi còn có sự xuất hiện đông đảo các nghệ nhân trẻ và các em học sinh đến từ các cơ sở giáo dục.
Việc giao lưu gặp gỡ của các nghệ nhân được xem là một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016.
Bà Phạm Thị Trung, giám đốc Sở Văn hóa thể thao & du lịch tỉnh Kon Tum cho biết: “ Một trong những mục tiêu hướng tới của liên hoan là nhằm quảng bá, lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo đang tồn tại trong các buôn làng. Đặc biệt trong buổi giao lưu cồng chiêng nhằm tạo sự đoàn kết, trao đổi, gặp gỡ của các nghệ nhân và người dân các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.
Lễ mạc mạc với các tiết mục đậm đà bản sắc Tây nguyên là điểm nhấn trong chuỗi sự kiện
Ngoài ra sự có mặt của lực lượng nghệ nhân đông đảo thuộc các đoàn nghệ thuật đến từ các buôn làng ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum tham gia trình diễn tham gia lễ hội Canaval ( lễ hội đường phố)trong nội thành thành Kon Tum rộn ràng trong tiếng cồng chiêng và rực rỡ màu sắc trang phục truyền thống, đã tạo dấu ấn độc đáo
Theo Thứ trưởng Bộ VH- TT& DL Đặng Thị Bích Liên: “ Không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nên việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa công chiêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đã được các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng quan tâm và xem đây là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc.”
Thứ trưởng Bộ VH- TT& DL Đặng Thị Bích Liên:: Đây là sự kiện quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.”
Đây là kết quả của sự nỗ lực của các tỉnh Tây Nguyên trong việc thực hiện bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong suốt 10 năm qua kể từ khi không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Buổi giao lưu trình diễn cồng chiêng thu hút đông đảo người dân, du khách đến xem và thưởng thức. Trong không gian nhà rông Kon Klor, tiếng cồng chiêng được các đoàn nghệ thuật trình diễn hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm nương rẫy, không gian lễ hội… của đại ngàn Tây Nguyên.
Sự hòa quyện âm điệu, tiết tấu của ba loại nhạc cụ (trống, cồng, chiêng) với ngôn ngữ hình thể của người biểu diễn đã tạo nên những tiết mục trình diễn nghệ thuật hết sức độc đáo, đưa người nghe, người xem đến một thế giới tâm linh huyền ảo của vùng đất sử thi. Buổi giao lưu trình diễn cồng chiêng trở thành ngày hội của các nghệ nhân đến từ các đoàn nghệ thuật dân gian các tỉnh
Sự xuất hiện đông đảo các nghệ nhân trẻ và các em học sinh đến từ các cơ sở giáo dục.là sự kế thừa cần thiết
Theo bà Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, Phó trưởng Ban tổ chức, Liên hoan Nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa - Du lịch Kon Tum lần thứ 3 năm 2016: Trong chuỗi sự kiện độc đáo,Triển lãm văn hóa Tây Nguyên cũng đã trưng bày 342 hiện vật tái hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số như Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, Ja Rai… đang sinh sống trong khu vực Tây Nguyên; cùng 120 tác phẩm nghệ thuật liên quan, và 50 ảnh tư liệu dân tộc học về các dân tộc Tây Nguyên là tài sản vô gia của Văn hóa Tây Nguyên .
Chương trình với mục đích góp phần vào việc giới thiệu, quảng bá, bảo lưu vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc và gìn giữ cho các thế hệ mai sau những nét đặc trưng nhất của không gian văn hóa Tây Nguyên.