Tu Mơ Rông: Thúc đẩy kinh tế bằng tập trung phát triển cây trồng mũi nhọn

Thứ sáu - 20/03/2015 20:58
Là huyện nghèo, đồng bào các dân tộc huyện Tu Mơ Rông chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, nên đời sống của người dân còn nghèo. Nhưng ngược lại, Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ưu đãi cho những lợi thế riêng, đặc biệt là có thể phát triển các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và các loại cây dược liệu. Vì vậy, những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, người dân trong huyện Tu Mơ Rông đã phát triển khá mạnh các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và các loại cây dược liệu trở thành cây mũi nhọn trong chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Cây sâm dây và sâm Ngọc Linh là cây dược liệu đang được người dân Tu Mơ Rông phát triển thành thế mạnh riêng của huyện
Cây sâm dây và sâm Ngọc Linh là cây dược liệu đang được người dân Tu Mơ Rông phát triển thành thế mạnh riêng của huyện
Theo thống kê của huyện Tu Mơ Rông thì đến hết năm 2013, toàn huyện đã phát triển được 132,4 ha cây cao su,  632,2 ha diện tích cây cà phê  (trong đó diện tích cho sản phẩm là 460ha), hơn 3.430 ha cây bời lời, hơn 177 ha sâm Ngọc Linh, 100 ha cây chè tuyết và đang phát triển diện tích diện tích sâm dây, ngũ vị tử... Chính sự phát triển nhanh các loại cây trồng mũi nhọn trên đã góp phần giúp cho người dân trong huyện từng bước nâng cao đời sống của người dân, từng bước giảm nghèo một cách bền vững.
sâm dây kon tum
 
Để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững, huyện đã có chủ trương tiếp tục phát triển các loại cây trồng trên. Chủ trương trên được Huyện uỷ xác định khá rõ trong Chương trình số 36, ngày 17/10/2013 về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực. Theo đó, huyện Tu Mơ Rông cũng xác định ngành kinh tế mũi nhọn là nông, lâm nghiệp là đẩy nhanh việc phát triển diện tích cây lâu năm như cà phê, bời lời, trồng rừng và các loại dược liệu như Sâm Ngọc Linh, sâm dây, ngũ vị tử... Với mục tiêu phấn đấu đền năm 2020 đưa tổng diện tích cây cà phê xứ lạnh lên 2000 ha; trồng mới hơn 1500 ha cây bời lời; mở rộng diện tích sâm Ngọc Linh trong dân lên 10 ha; phát triển khoảng 100 ha cây ngũ vị tử, 250 ha sâm dây và quản lý, phát triển rừng nguyên liệu...
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Tu Mơ Rông đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, chú trọng thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích cây cà phê Catimo, bời lời, sâm dây, cây chè vùng Đông Trường Sơn và một số cây dược liệu khác. Đặc biệt, chú trọng xây dựng các mô hình khuyến nông - khuyến lâm chuyển giao kỹ thuật; nhân rộng mô hình giảm nghèo; củng cố, mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng các cây trồng có giá trị kinh tế như Sâm Ngọc Linh, sâm dây, sơn tra, ngũ vị tử và các loại cây công nghiệp dài ngày. Trong đó, sẽ tập trung mạnh phát triển diện tích cây cà phê bằng các tập trung đầu tư tăng năng suất, hỗ trợ nhân dân cải tạo, thay thế vườn cà phê già cỗi. Quy hoạch và chuẩn bị quỹ đất để phát triển cà phê xứ lạnh và có cơ chế hỗ trợ kỹ thuật cho nhân dân trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, thực hiện thu hái, phơi sây, bảo quản cà phê đúng kỹ thuật với diện tích đã đưa vào khai thác; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đến đẩu tư, phát triển diện tích cà phê, xây dựng cơ sở chế biến. Đối với cây sâm Ngọc Linh thì tiếp tục triển khai các dự án trồng dưới tán rừng bằng hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và nhân dân, đầu tư hỗ trợ giống và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật. Đối với cây dược liệu là sâm dây, ngũ vị tử thì rà soát, quy hoạch quỹ đất, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng chuyên canh và xen canh và phát triển mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã…
 
 Cùng với đó, huyện Tu Mơ Rông cũng đã và đang phối với các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế đến đầu tư đối với các sản phẩm có thế mạnh của huyện đối với các loại cây trồng nói trên. Bên cạnh đó, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm, xây dựng nhà máy chế biến đối với các loại cây trồng mũi nhọn trên của huyện…
 
Hy vọng rằng, với các chủ trương, giải pháp đối với việc phát triển các loại cây trồng mũi nhọn nói trên, trong tương lai không xa, nền kinh tế của huyện Tu Mơ Rông sẽ có bước đột phá mạnh mẽ, các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn của Tu Mơ Rông sẽ vươn xa không chỉ trong tỉnh mà còn trên cả nước.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Bài và ảnh: Phúc Nguyên

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây