Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Ngôi nhà xinh xắn của Già A Ner nằm cạnh lối mòn vào làng Tu Mơ Rông. Căn bếp nhỏ cũng là nơi sáng tạo. Ở đó luôn sẵn sàng mây, chuốt, lồ ô, dây và búa ...để thử thanh cho những nhạc cụ dân tộc Già đang làm dở. Những thứ tưởng như đơn giản lấy từ núi rừng về là cả công trình để cho ra sản phẩm với niềm đam mê một đời của Già A Ner. Điều ấy cả 50 hộ dân người Xơ Đăng ở làng Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đều biết. Bây giờ đôi tay tài hoa của Già A Ner càng bận rộn vì đã sắp đến ngày hội vào mùa. Lũ đàn, sáo đang thiết kế dở dang trong bếp sẽ ra đời để kịp ngân lên giữa đại ngàn âm điệu của người Xơ Đăng hăng say vào mùa mới.
Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, thường được gọi là Nhà thờ Gỗ, là một nơi bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến với Kon Tum. Nhà thờ Gỗ có vẻ đẹp không kém bất kỳ kiến trúc tôn giáo nào trên thế giới.
Lúc bắt đầu gieo lúa trên nương rẫy đến khi gặt lúa bỏ vào kho, người Gia Rai ở Kon Tum làm tục cúng vòng đời của lúa bao gồm như: Cúng tỉa lúa, cúng mừng lúa trổ, cúng mừng lúa mới, bỏ lúa vào kho. Những lễ cúng này, theo bà con quan niệm là để làm lễ tạ ơn thần linh, giúp cai quản ruộng lúa không bị chim, chuột hay heo rừng quấy phá và còn cho được mùa lúa chất đầy kho.
Đoạn đường tránh đèo Măng Đen ("Đà Lạt thứ 2" ở Kon Tum) mới hoàn thành ngắn hơn và đẹp hơn nhiều đường cũ.
Một Bắc Tây Nguyên đại ngàn với pơ tao, rượu cần, thổ cẩm, tượng nhà mồ, đàn voi đi giữa suối rừng hùng vĩ; một Ngọc Linh kỳ bí linh thiêng, quần tụ xung quanh là Mường Hoong, Ngọc Phan, Ngọc Lum Heo,...
Sẽ là thiếu sót lớn nếu như bạn lên thăm phố núi Kon Tum mà lại không ghé thăm Kon K’Tu - một trong những ngôi làng cổ xưa vào bậc nhất Tây Nguyên. Những ngày cuối xuân ngôi làng này chìm trong sắc hoa mai anh đào tím hồng, giữa ruộng lúa xanh bát ngát là những mái nhà sàn yên bình, những nụ cười ấm áp,… Tất cả tạo nên vẻ rực rỡ, mà mộc mạc đáng yêu cho Kon K’Tu xinh đẹp.
Hà Mòn là một xã vùng sâu của huyện Đắc Hà (Kon Tum), toàn xã có 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều năm trước, đói nghèo và sinh nhiều con luôn là vấn đề nhức nhối ở địa phương. Nhưng từ năm 2008, khi được nhà nước đầu tư điện, đường, trường, trạm kịp thời, Hà Mòn đã từng bước đổi thay. Đặc biệt, đầu năm 2012, Hà Mòn là xã đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Nói đến Kon Tum, nói đến đặc sản, Gỏi lá 2 lần một trong 10 đặc sản được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á, Ngoài ra có Cơm Lam, Heo rẫy nướng, Các món nướng trong ống lô ô, Cá tầm Kon Tum, Gà nướng Măng đen, Cá gỏi kiến vàng, Dế chiên Kon Tum, Lá mì, Thịt nhím, Thịt chuột đồng, Cá chua,...tạo ra một cái gì đó rất chất, Chất Kon Tum.
Những ai có dịp ngang qua khu lăng mộ của vua và các dũng sĩ săn voi nằm tại xã Krông Na hẳn không nén được cảm giác rờn rợn. Cảnh thâm u nơi đây vẫn bí ẩn với nhiều người.
Đăk Glei là huyện xa nhất của tỉnh Kon Tum, nhắc đến mảnh đất này người ta không thể quên được năm tháng lịch sử hào hùng cùng với những địa điểm như dèo Lò Xo, ngục Tố Hữu, núi Ngọc Linh,... Đăk Glei ngày hôm nay đã vươn mình thức dậy, bắt kịp nhịp phát triển của cả tỉnh, mang dáng vóc của một đô thị mới. Bằng nội lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và vốn văn hóa bản địa độc đáo Đăk Glei đang trở thành một trong những điểm đến mới lạ.
Tết đến, Xuân về, người phố núi Kon Tum lại nô nức cùng nhau chuẩn bị món ngon, vật lạ để tiếp đón khách quý từ xa, bà con họ hàng thân hữu. Cũng là bánh chưng, bánh tét xanh tươi, là dưa kiệu, dưa mắm chua ngọt, là bát canh măng miến nóng hổi, mà họ còn lặn lội kiếm cho được bò một nắng muối kiến vàng. Xưa kia, đây là món ăn đặc sản của người đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, nhưng với vị ngon đậm dà và hương thơm phức, bò một nắng muối kiến vàng trở nên nổi tiếng, là món ăn ngon, món quà quý cho khách phương xa.
Tối 2/4, hàng vạn người dân cùng du khách trong nước và nước ngoài đã có mặt tại Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) để thưởng thức những điệu xoang, tiếng cồng chiêng mê hoặc.
Kon Plong cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km, nơi đây có thị trấn Măng Đen xinh đẹp với khí hậu cao nguyên đặc chủng, quanh năm được bao phủ bởi lớp lớp sương mù, rừng núi trùng điệp, cây cỏ hoa lá tươi tốt. Bằng tiềm năng sẵn có, Kon Plong mang nội lực rất lớn trong phát triển du lịch sinh thái và nơi đây còn quyến rũ hơn nhờ hương men rượu từ sản vật núi rừng.
Vùng đất Kon Plông được ví như Đà Lạt thứ hai của Việt Nam. 40 năm sau giải phóng và 12 năm thành lập huyện, tiềm năng to lớn của vùng đất này đã được đánh thức. Từ hoang sơ thủa nào, Kon Plông đang thay da đổi thịt từng ngày, dần xứng đáng với kỳ vọng là vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum.
Lễ hội ẩm thực diễn ra vào sáng ngày 08/11/2012, gồm hàng trăm món ăn đặc sắc của 6 dân tộc bản địa Kon Tum là Ba Na, Xê Đăng, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Mâm, Gia Rai. Đây là dịp để các đồng bào các dân tộc thiểu số trình diễn kỹ thuật ẩm thực độc đáo, đồng thời thưởng thức, giao lưu văn hóa các dân tộc anh em, tăng thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh.
Hàng năm, vào khoảng tháng 10 (Dương lịch), khi lúa đã chín rộ, người Xê Đăng bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới . Trong lễ hội, họ khấn ông Trời (Giàng), xin Thần lúa (Noa Sai) cho họ rước hồn lúa về với dân làng, với ước nguyện cầu mong cho dân làng không thiếu cái lúa để ăn, cuộc sống luôn luôn no đủ, sung túc.
Bên cạnh hủ tục là những tập tính tốt đẹp, những quan niệm đầy tính nhân văn trong đời sống, nó tạo cho cuộc sống của người Tây Nguyên một sự thanh thản tự nhiên, một không gian hiền hòa trong sáng...
Như một thông lệ đặc trưng khi đi du lịch hoặc công tác ở xa, ai cũng tranh thủ tìm mua một chút đặc sản làm quà như được mang một tí nắng, chút gió, phần tình cảm, đặc biệt là đặc trưng văn hóa của nơi mình đã đi qua về để giới thiệu bạn bè, người thân và... để nhớ. Kon Tum tuy bé nhỏ nhưng cũng có rất nhiều sản vật ngon, độc đáo như: Rượu cần, Cà phê, Thổ cẩm, Măng le, Chuối ép, Rượu Sâm dây…chắc chắn sẽ làm thỏa lòng du khách phương xa.
Tháng ba Tây Nguyên, tháng của những vạt nắng vàng mênh mông, những cơn gió lùa nhau ào ạt qua triền núi, tháng của hoa pơ lang rực rỡ, là thời khắc núi rừng bừng lên sức sống mãnh liệt. Ngược lên vừng Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei tiết trời vẫn còn se se lạnh, lấp lánh màu hoa táo mèo (sơn tra) bung nở trắng muốt, điểm xuyết cho mùa xuân Tây Nguyên thêm nét rực rỡ, ấn tượng. Chẳng mấy chốc đến đầu mùa thu, lấp ló dưới cành lá xanh tươi là những quả táo mèo tròn căng, vị chát nhẹ pha chua ngọt ngào, mùi thơm hấp dẫn.
Tháng tư về, núi rừng Kon Tum bắt đầu mùa mưa, bà con đồng bào Giẻ Triêng, Cờ Tu, Ba Na lại rủ nhau vào rừng hái ít nấm, rau dớn mang về. Dưới những vạt rừng âm u, ánh nắng mặt trời chiếu len lói, hay bờ suối ẩm ướt rong rêu, có từng vạt rau xanh ngắt nổi lên những cái tua cuộn tròn, xanh non, mỡ màng. Rau dớn đi vào đời sống người dân tộc nơi đây như một loại rau thiết yếu, không những vậy còn có tác dụng trong y học và là hình tượng trong kiến trúc.