Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Cùng với điều kiện tự nhiên và địa hình với sự đa dạng đã tạo cho Kon Tum một nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình du lịch có thể khai thác như: Du lịch danh lam thắng cảnh và du lịch di tích lịch sử - văn hoá.
Nồng nàn và ngọt ngào, đó là hương thơm đặc trưng của hoa cà phê phố núi Kon Tum. Mỗi sáng thức giấc, người phố núi không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh tự nhiên: Thảm hoa trắng muốt, tinh khôi, nối tiếp nhau đến tận chân trời, tỏa ra hương thơm vương vấn, quấn quýt. Ta tưởng rằng đang đứng trước tuyết mùa đông trắng xóa, mang đến vẻ quyến rũ một cách hoang sơ mà lộng lẫy cho núi rừng Kon Tum.
Gỏi lá là món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên từ lâu đã quyến rũ du khách bốn phương khi đến với thành phố xinh đẹp Kon Tum bên dòng Đắk Blah thơ mộng.
Nhà rông Kon Klor, bảo tàng Kon Tum, nhà thờ Gỗ hay khu du lịch Măng Đen là những điểm đến thú vị dành cho du khách khi có dịp đến với mảnh đất Tây Nguyên này.
Kon Plông là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, nơi đây được thiên nhiên ban cho những điều kiện tuyệt vời: nằm ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, không khí mát mẻ, cây cối xanh tươi, hoa lá nở bốn mùa. Rất nhiều du khách ghé thăm nơi đây đều tấm tắc khen tiết trời dễ chịu, khung cảnh thần tiên, như thật như mơ này. Và rồi, vì quá yêu Kon Plông, du khách đã ví von thị trấn Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai” như một sự so sánh ngầm về tiềm năng du lịch và tương lai phát triển. Đã lên Măng Đen, ngắm thông xanh bạt ngạt, những con thác trắng xóa, sương mờ ảo, đã ngắm hoa sim, hoa lan rực rỡ mà không có được chút quà mang về tặng người thân thì sẽ làm du khách thấy thiếu đi hương vị mộc mạc của núi rừng, nơi mà mình yêu mến...
Ngọc Hồi là huyện biên giới của tỉnh Kon Tum, nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km về phía bắc, là vùng đất vô cùng phong phú, độc đáo về văn hóa và giàu tiềm năng du lịch.
Nhiều chàng trai châu Âu có lẽ do cơ duyên sắp đặt đã tìm về làng Kon Tum Kơnâm để được làm rể nơi đây.
Khi những nhánh mai rừng bắt đầu bung nở những cánh hoa đầu tiên, rực rỡ, ấm áp như nắng phương Nam, là lúc mùa xuân tràn về núi rừng Kon Tum. Khắp các buôn làng của người Ba Na ngập tràn không khí nhộn nhịp, vui tươi, người người, nhà nhà cùng hò gọi nhau chuẩn bị đón Tết. Những chàng trai với cánh tay rám nắng, những cô gái với đôi má ửng hồng, hồi hộp mong chờ khoảnh khắc bước sang mới. Cụ già ngồi bên hiên, gương mặt lấp lánh niềm vui, bâng khuâng nhớ về thời trẻ. Dưới cầu thang nhà sàn, tiếng trẻ nô đùa, cười giòn giã, thơ ngây, …
Ngay giây phút đầu tiên đặt chân đến với mảnh đất Kon Tum đầy nắng gió, chàng trai người Bỉ Jonh Nathan như bị “say nắng” trước vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của của hướng dẫn viên nghiệp dư người dân tộc Ba Na.
Với quan niệm vạn vật hữu linh, nên từ xưa đến nay người Ba Na tin rằng họ sống giữa một thế giới đầy những thần linh. Tất cả mọi việc có liên quan đến đời sống hàng ngày của con người đều được người Ba Na tin là đang có thần cai quản, trông nom. Những lực lượng thiên nhiên và siêu nhiên này đã tác động vào mọi mặt đời sống tâm linh của họ, được họ chia thành hai bậc khác nhau (Thượng đẳng thần và Hạ đẳng thần) và làm lễ chiêm bái hàng năm.
Vào “thung lũng sâm đắng” Măng Ri, thật bất ngờ trước một tuyệt cảnh đẹp như bức tranh sơn dầu hiện ra ở nơi cao nhất của đỉnh Trường Sơn.
Ẩm thực trong đời sống của người đồng bào dân tộc Kon Tum rất đa dạng và phong phú. Ngoài thịt nướng, cơm lam ra,.. thì gia vị cho bữa ăn cũng khá quan trọng và độc đáo. Ngày trước, khi các buôn làng còn thiếu thốn về muối, họ có thể dùng rễ Tranh để có vị mặn, gốc cây Đót có thể làm vị ngọt, măng làm đồ muối chua, ớt cay giúp họ ăn ngon hơn, v.v.. Còn khi lên nương rẫy họ dùng một loại trái cây (người Xê Đăng gọi là Pi-lêo, còn người Bahnar gọi là play-chơ-mây) theo họ nó giúp giải khát và tránh mệt mỏi. Một lần đi công tác tại xã Đắk Long - huyện Kon Plông tôi cũng đã được thưởng thức hương vị rất lạ của loại trái này.
Những đồi sim trải dài tít tắp tự bao đời đã thân thuộc với đồng bào phía bắc Tây Nguyên. Nhưng sim chưa bao giờ được xem là đặc sản của miền đất này, cho tới khi một “kỳ nữ” đồng bằng quyết chế cho được loại vang sim rừng tuyệt hảo, giúp người dân các buôn làng Xê Đăng nâng cao mức sống.
Từ lâu, Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá. Không chỉ là vùng đất của cồng chiêng, của rượu cần, đàn T’rưng… mà nổi danh hơn cả với tên gọi “xứ sở của sử thi”.
Đến xứ cà phê Kon Tum, bạn có thể lỡ quên một món ăn, quên ghé một nhà thờ hay địa điểm nào đó nhưng nếu bỏ qua cà phê Eva với những lời đồn nức tiếng, chắc hẳn bạn sẽ phải ngậm ngùi.
“Cá nghìn đô”
Kon Plông đang là mảnh đất “vàng” của cá tầm, một loại cá quý, có giá trị kinh tế cao. Đặc thù thổ nhưỡng lý tưởng, mát mẻ, phù hợp với điều kiện sống của cá tầm (khoảng 19-23 độ), nên sau 3 năm triển khai, loại cá “nghìn đô” này đã có chỗ đứng vững chắc ở Kon Plông.
Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, cách tp Kon Tum hơn 50 km, Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn: Dung dị, mộc mạc và hồn nhiên. Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của Măng Đen. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, với cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như: Xơ Đăng, Ca Dong, Rơ Măm,… tạo cho Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc.
Măng Đen thuộc huyện KonPlong, nằm phía đông bắc tỉnhKon Tum, ở độ cao 1.174 m so với mặt nước biển, là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái rừng phong phú, tập trung nhiều thác và suối đá. Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 2.000 ha với nhiều loại hình sản phẩm du lịch. Các nhà khoa học đều đánh giá tính nổi trội của Măng Đen với đặc trưng khí hậu, rừng, văn hóa, nghỉ dưỡng... ít nơi nào có được.
Tôi có vài lần đến với bản làng người đồng bào thiểu số của khu du lịch sinh thái Măng Đen, nên ít nhiều tôi cũng có vài cảm nhận đối với tiềm năng du lịch về sinh thái với bản sắc ở nơi đây.
Chúng tôi vừa có chuyến khám phá hang đá Mô Trăng ở làng Kon Du, xã Măng Cành, H.Kon Plông (Kon Tum), một điểm tham quan còn hoang dã và bí ẩn.