Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Kon Tum, cửa ngõ phía Bắc của đại ngàn Tây Nguyên; có lịch sử lâu đời với nền văn hóa phong phú đa dạng của nhiều dân tộc chung sống. Đến Kon Tum, ngoài tham quan những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, du khách còn bị quyến rũ bởi các món ẩm thực đặc sắc của các dân tộc bản địa.
Bảy hồ và ba thác nước tuyệt đẹp ở khu du lịch sinh thái Măng Đen (H.Kon Plông, Kon Tum) được người Mơ Nâm địa phương lý giải bằng câu chuyện đắm màu huyền thoại.
Bài viết cảm nghĩ của một dân phượt khi đến Măng đen Kon Tum, hơi ngạc nhiên bởi vẻ hoang sơ, thanh bình, bị cuốn hút bởi vẻ đẹp đến bất ngờ của cao nguyên này.
Gỏi lá được coi là đặc sản của vùng đất Tây Nguyên nói chung, nhưng nếu có dịp thưởng thức gỏi lá ở Kon Tum thì mới thấy hết được phong vị núi rừng ở món ăn lạ miệng này.
Bắt nguồn từ những cánh rừng đông Trường Sơn ngút xa chảy sang hướng Tây- Tây Nam rồi hợp lưu với dòng Pô Kô và đổ về sông Sê San hùng vĩ, sông Đăk Bla hiền hòa làm nên nét địa hình riêng có của mảnh đất cực Bắc Tây nguyên . Gắn liền với sự hình thành của dòng sông chảy ngược gần như duy nhất ở Việt Nam, từ xa xưa, thuyền độc mộc đã gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của các cư dân người Ba Na bản địa. Đi qua năm tháng, thuyền độc mộc hôm nay vẫn còn là nét đẹp trong đời sống đồng bào.
Phố núi Kon Tum trong một chiều thu, giữa cái lạnh se se, xì xụp bên tô bánh canh nóng hổi, thưởng thức, vị ngọt của nước dùng, vị mềm của bột hòa quyện vào tạo nên vị ngọt thanh thanh cho tô bánh canh – nét ẩm thực độc đáo của phố núi. Và nếu có dịp ghé thăm mảnh đất phố núi xinh đẹp này, bạn đừng quên ghé những quán bánh canh sau nhé.
Với đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đầy sức quyến rũ cho mảnh đất vùng cực bắc Tây Nguyên. Có thể nói rằng, những địa danh thiên nhiên nổi tiếng nơi này như: Vườn quốc gia Chư Mom Ray, rừng đặc dụng Đăk Uy, núi Ngọc Linh hay danh thắng rừng thông Măng đen là những không gian xanh mà tạo hóa đã ban cho Kon Tum để một khi những ai có dịp đặt chân đến… rồi đi thì tâm hồn ít nhiều đã vươn vấn chốn này.
Hiếm hoi lắm phố núi mới những ngày tiết trời se lạnh vào lúc giao mùa với làn sương mù lúc sáng tinh mơ. Cái không khí cuối năm khiến cho người ta hăm hở, sốt sắng hẳn, trân trọng từng phút giây chuyển giao giữa mùa Xuân và mùa Đông, giữa năm mới và năm cũ. Bắt gặp màu hoa Đỗ mai hồng trắng ngây thơ, ai nấy rộn rã như xuân đang về đâu đây rồi.
Mặc dù "tuổi đời" gần 100, nhưng nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn giữ nguyên nét đẹp hài hoà giữa lối kiến trúc người Roman và nhà sàn của người Bana.
Nếu có dịp ghé Kon Tum, bạn hãy ghi vào sổ tay những địa điểm tham quan nổi tiếng nơi đây như Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
Kon Tum, cũng là địa phương có đường biên giới chung với Lào và Campuchia, nên mới có sự ví von “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”.
Nhà Rông là một thiết chế văn hóa cổ truyền độc đáo, đặc trưng của các dân tộc thiểu số Trường Sơn – Tây Nguyên. Tuy nhiên, mỗi dân tộc thiểu số Trường Sơn – Tây Nguyên có tên gọi khác nhau về thiết chế đặc biệt này.
Đất và người Tây Nguyên luôn có sức hút mạnh mẽ với những người thích du lịch bụi, đặc biệt là ngã ba Đông Dương, nơi tiếp giáp ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Con gái Jẻ-Triêng từ 10 tuổi được cha mẹ dạy vào rừng chặt củi, về xếp đống quanh nhà để đến tuổi cập kê có đủ củi đi “bắt chồng”. Còn con trai phải vào rừng săn chim, chuột, thú rừng để chuẩn bị cho lễ cưới.
“Cà phê làm cho những trái tim xa lạ gần gũi nhau, làm cho sự cô đơn không trở thành phiền muộn, cà phê là thức uống diệu kỳ và lãng mạn nhất” – Giáo sư Vũ Khiêu.
Lên Kon Tum thích nhất là được đi dưới những hàng phượng lốm đốm nắng. Trịnh Công Sơn viết “đường phượng bay” cho Huế, nhưng ở Kon Tum cũng có đường phượng bay như thế. Phượng ở đây mang tính ẩn dụ nhiều hơn, có vẻ lãng mạn trữ tình hơn, thấp thỏm hơn, mảnh mai yểu điệu chứ không vạm vỡ rực rỡ như phượng thành phố cảng Hải Phòng.
Ở huyện Kon Plông – Kon Tum ngoài những đặc sản: bún cá tầm, gà nướng mộc, bê quay, chim cu đất, rượu sim… còn có món cá rô phi nướng cuốn lá rừng (sung, trâm, mơ lông, đinh lăng, ngành ngạnh, lá chua v.v…) rất phong phú hương vị, giàu đạm, nhiều dược tính và bổ dưỡng.
Đăk Bla được hợp thành bởi các suối lớn Đăk Nghé, Đăk Sut, Đăk Côi, Đăk T’Re chảy qua huyện Kon Plông và còn một nhánh sông khác nữa, đó là sông Pô Cô bắt nguồn từ dãy núi ĐakGruGok (tỉnh Quảng Nam) chảy theo hướng Bắc Nam qua huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Đăk Hà và gặp sông Đăk Bla ở phía Tây Nam thành phố rồi cùng đổ về phía Tây, ôm gọn vào lòng mình thành phố Kon Tum nhỏ bé.
Ở đường Mạc Đĩnh Chi, Phường Quang Trung, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum bây giờ còn một ngôi chùa và ngôi đình có lối kiến trúc cổ xưa. Ít ai biết, chùa và đình này được xây từ chính bàn tay của những người miền xuôi lên khai khẩn đất Kon Tum. Đây là chùa tổ đình Bác Ái và đình Võ Lâm, tuy hai nhưng lại là một.
Bò nướng ống tre hay bê thui nướng lồ ô (người Jrai gọi là nham đing) là một trong những món ăn đặc sản của phố núi Kon Tum – Gia Lai. Sự hoà quyền giữ mùi thơm thoang thoảng của rau rừng kết hợp với cái đậm đà, béo ngậy của thịt bò đã góp phần tạo nên một món ăn độc đáo.