Ngoài bọn trộm cắp, kẻ thù lớn nhất của sâm Ngọc Linh chính là những chú ‘chuột quý tộc’
Cuối tháng 12, những mảng màu đất đỏ quyện sau những bánh xe lăn và màu nắng nhảy nhót trên những tán cây cao su đã chuyển sang màu vàng và đỏ rực rỡ.
Tháng 3 biên giới, nhóm phóng viên, cộng tác viên Tuổi Trẻ gồm sáu thành viên trở lại con đường mang dáng hình Tổ quốc với cung biên giới Việt - Lào bằng xe máy.
Cao nguyên đã vào mùa khô. Trời bắt đầu lạnh. Sau một năm cày ải, nhóm bạn rủ đi chơi mà lần này phải đi về rừng. Có người đề nghị lên Măng Đen, nghe nói đẹp lắm. Trong số họ, nhiều người chưa từng đến đó, chỉ nghe. Với tôi, miền cao nguyên này không xa lạ nhưng bảo đi hết những nơi cần đến thì chưa. Lâu rồi chưa quay về, liền gật đầu, thì đi…
Tạm xa những ồn ào náo nhiệt ngày cuối năm ở thành phố lớn, nếu đến Măng Đen (Kon Tum), bạn sẽ bắt gặp vẻ hoang sơ của vùng đất Tây nguyên ở độ cao hơn 1.100 mét, nơi mà giữa 12h trưa, nhiệt độ vẫn chỉ khoảng 15 - 18 độ.
Đó là ngôi làng hiền hòa và thân thiện thuộc xã Đăk Rơwa, thành phố Kon Tum. Được gọi là làng Ba Na vì nơi đây có đông đồng bào Ba Na sinh sống. Làng nằm bên dòng sông Đăk Bla huyền thoại chảy ngược từ Đông sang Tây, trong khi những con sông khác của nước ta chảy từ Tây sang Đông trước khi đổ ra biển…
Nhiều người hỏi: “Đến Kon Tum đi chơi ở đâu?”, tôi bảo chỉ lo không đủ sức. Nhưng nếu thời gian hạn hẹp thì ngay trong TP.Kon Tum có nhiều điểm tham quan thú vị và cũng đầy giá trị lịch sử.
Là đề tài khá cũ, các nhà nhiếp ảnh khai thác quá nhiều, ấy vậy mà mỗi lần lên Tây Nguyên, kể cả tay máy đã từng hay chưa từng chụp đều không thể bỏ qua hình ảnh trẻ em Tây Nguyên. Bởi lẽ cứ mỗi lần chụp lại có thể có những tấm ảnh mới đầy bất ngờ.
Dù không ghé qua dải đất miền Trung nhưng du khách vẫn có thể nếm thử những đặc sản nổi tiếng như mì Quảng hay nem nướng Ninh Hòa khi có chuyến du lịch ở vùng đất đỏ Tây Nguyên.
Đến Kon Tum, như đã nói chúng tôi mang theo nhiều thắc mắc về lối sống, phong tục của tộc người Bahna được các nhà truyền giáo người Pháp ghi lại. Các tài liệu đó ghi rằng phụ nữ Bahna ngày trước đều để ngực trần, hút thuốc lá vô tư, có người nghiện đến độ “ăn thuốc”.
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.
Có nhiều lý do để những nhà nghiên cứu văn học truy tìm nguồn gốc, nhưng theo nhà văn Nguyên Ngọc, bạn của nhà thơ Ngọc Anh từ những năm tháng làm báo, làm phóng viên mặt trận ở chiến trường Tây Nguyên suốt thời kháng chiến chống Pháp, thì: “Chính tôi, mãi về sau mới biết, chẳng phải “dịch” gì cả. Đó là thơ sáng tác của Ngọc Anh. Hàng chục, hàng trăm bài. Bóng cây Kơ-nia là hay nhất” - Nguyên Ngọc, Tản mạn Nhớ và quên. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Tr38 - (trích bài viết "Tâm tình với Bóng cây Kơ nia" đăng trên Thanh niên online ngày 24/7/2011 của Nguyễn Nhã Tiên).
Cùng với đặc điểm khí hậu và những nét đặc trưng về văn hóa là những món ăn đặc dị mà chỉ đồng bào dân tộc ít người ở Kon Tum mới có. Điển hình như món kiến chua, gỏi cá – kiến chua, trứng kỳ nhông, sùng nướng…
Với tình yêu thiên nhiên luôn hiện hữu và bản tính luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trên khắp mọi miền và nhất là nơi mình đang sinh sống... Điều này đã từng thôi thúc chúng tôi thực hiện nhiều chuyến du hành và cứ như thế, mới đây chúng tôi đã thực hiện một hành trình đến với làng Kon Jơ Rây theo cách trải nghiệm của riêng mình...
Qua vùng đất Bắc Tây Nguyên, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đắm say trong men rượu cần nồng nàn, thưởng thức miếng thịt rừng thơm nức và vị cà đắng đậm đà, ấn tượng. Cà đắng không phải cao lương mỹ vị nhưng đó là món ngon kết tinh từ nắng gió cao nguyên, của màu mỡ đất đỏ bazan, như cách sống chất phác, thật thà của người dân nơi đây.
Trong ngày Valentine, những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu có nhiều sự lựa chọn để gửi tới người mình yêu những món qùa đầy ý nghĩa. Đó có thể là một món qùa truyền thống, như: hoa hồng, kẹo sôcôla, đồ trang sức... hay những món qùa mới nhờ công nghệ thông tin, như nhạc chuông điện thoại, một logo thay điều muốn nói... Thế nhưng ở Kon Tum, có một dân tộc mà món quà người con gái dành cho tình yêu của mình lại là những thanh củi. Để có món qùa đặc biệt này, người con gái có khi âm thầm chuẩn bị đến năm, mười năm.
Tây Nguyên tháng Tám, mưa sụt sùi cả ngày, nhõng nhẽo như con gái mới lớn, khó chiều. Nhưng có lúc, ngày lại chợt hồng nắng, trời trong veo như đôi mắt trẻ con khát sữa đang miết áo mẹ. Ấy là lúc Tây Nguyên chính thức sang mùa…
Mùa Xuân, người ta nhớ hoa cải Mộc Châu bung trắng trời, người ta say mê hoa đào mơ mộng trên đỉnh núi Sapa, người ta ngắm hoa sưa Hà Nội trắng tinh khôi. Còn tôi, tôi yêu Hoa Dã quỳ cao nguyên – loài hoa mặt trời bé xinh, với màu vàng rạng rỡ, đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Dã quỳ mộc mạc như cô sơn nữ, không cầu kỳ phấn son mà mang nét duyên dáng, quyến rũ đến lạ thường.
Lạ lùng sao là cái gió Kon Tum Cứ thổi miết suốt bốn mùa chẳng nghỉ Tôi đi giữa những ngày lang thang ấy Chợt thấy mình sao giống gió Kon Tum
Hai đứa mình về Tây Nguyên em nhé
Cơn mưa rừng trắng xóa cả trời xanh
Gió ngút ngàn đằm thắm trong anh
Người em gái yêu hương lan vời vợi
Ở Tây Nguyên muốn có chồng phải đi bắt, lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết, gia đình sẽ đến nhà trai nói chuyện hỏi dạm.